Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chữ “Ký” trong tiệm ăn

Ở Sài Gòn-Chợ Lớn ta thường bắt gặp nhiều bảng hiệu như Lương Ký Mì Gia, Bồi Ký Mì Gia, Thiệu Ký Mì Gia, Hải Ký Mì Gia, Huê Ký Mì Gia… bằng tiếng Việt kèm tiếng Hoa. Theo tự điển thì  có nghĩa là ghi chép, là ghi lại, như nhật ký, bút ký… Nhà báo gọi là ký giả… Tuy nhiên trong trường hợp này, Ký không chỉ là ghi chép. Nó còn có nghĩa là ghi nhớ.

Như vậy đặt tên quán có chữ Ký là để thực khách đến ăn và nhớ tên quán của mình. Cho nên trước chữ Ký là tên riêng hoặc từ mang ý nghĩa tốt đẹp. Còn “mì gia” đơn giản là tiệm mì, nhà làm mì, nơi bán mì, mì gia truyền – tức là muốn khẳng định đây là quán mì ngon do quán làm ra, bằng công thức truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng từ Ký không chỉ có ở các tiệm bán mì. Nó còn có ở các quán ăn như Chuyên Ký bán cơm thố, Tuyền Ký là quán ăn của người Hẹ; hay Phúc Ký, Phát Ký. Và theo An Chi, người chuyên nghiên cứu chữ nghĩa, thì sau khi tìm hiểu từ những người gốc Hoa, từ  lộ ra rất nhiều nghĩa, và hiểu là dấu ấn, nhớ, danh dự, dấu hiệu. Cuối cùng ông An Chi chốt lại cách lý giải khoa học nhất:

“Mathews’ Chinese – English Dictionary đối dịch Ký là “a sign”, “a mark”; và Ký hiệu là trade-mark. Trade-mark, chẳng phải gì khác hơn là nhãn hiệu, thương hiệu. Vậy cái là nghĩa gốc chính xác của chữ Ký trong Tường Ký, Chánh Ký… chẳng qua chỉ là “hiệu”. Chính vì thế nên chủ một số cửa hàng người Hoa mới đặt bảng hiệu bằng một danh ngữ mà “ký” là trung tâm (đứng cuối) còn đứng trước là một trong những chữ dùng làm tên riêng cho cửa hàng”

Tóm lại chữ Ký trên biển hiệu của các quán ăn người Hoa có nghĩa là quán, là để nhớ đến, là hiệu xem như đã được cầu chứng.

Kiến trúc thành lũy thời nhà Nguyễn

Đặc trưng rõ nét của các thành thời Nguyễn, đặc biệt là thành ngoài (phòng thành), là kiểu kiến trúc phòng thủ Vauban2. Ở Việt Nam, thành đầu tiên được...

Âm nhạc tới từ đâu? – Nguồn gốc thực sự của âm nhạc

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục cuộc tranh luận kéo dài hàng trăm năm về nguồn gốc thực sự của âm nhạc. Dù đang ở bất cứ đâu,...

Hoa ngữ đến từ đâu?

Theo nghiên cứu của Stephen Oppenheimer viết trong sách Eden in the East của ông, thì hiện nay nhiều nhà ngôn ngữ học đã đồng thuận: Trong vùng Viễn Đông...

Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ,...

Từ nguyên của “tiệc” trong thết tiệc

Trên Năng lượng mới số 324, tôi đã được đọc bài “Thiết đãi hay thết đãi?”. Nhưng để cho “cùng kỳ lý”, tôi xin hỏi thêm: Trong cụm từ “thết...

Góc nhìn từ máy bay về Sài Gòn trước 1975 của Jerry Westenskow

Cùng xem loạt ảnh vô cùng hấp dẫn về Sài Gòn trước 1975 nhìn từ máy bay do cựu nhân viên quân sự Mỹ Jerry Westenskow thực hiện. Ảnh: Jerry...

Biểu tượng Tiên-Rồng

Hiện nay người Việt rất hãnh diện và tự hào nhận mình là con Rồng Cháu Tiên. Các tộc phía nọc, dương Lửa mẹ nhận mình là Con Tiên Cháu...

50 logo của các thương hiệu nổi tiếng ngày ấy và bây giờ

Tất cả mọi thứ đều thay đổi theo thời gian và những doanh nghiệp cũng không ngoại lệ. Ngoài cải tiến chất lượng sản phẩm, ngay cả logo của các...

Nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của danh xưng “Hoàng đế”

“Hoàng Đế” là danh xưng chưa từng xuất hiện trước thời Tần Thủy Hoàng. Trước khi danh xưng “Hoàng Đế” ra đời, trong lịch sử chỉ có danh xưng “Hoàng”,...

Hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc

Vấn đề chữ viết thời Hùng VươngCách đây hơn mười năm, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được nêu ra trong các cuộc hội nghị nghiên cứu...

Miến Điện, đất nước quá nhiều mâu thuẫn?  Phần I – Hồ Inle, vùng trú ngụ của người sắc tộc Intha.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - khai mạc vào ngày 11-11-2022 vừa qua ở Phnom Penh - đã không mời Miến Điện/Myanmar tham dự, nên chiếc ghế dành riêng cho...

Tàng Thư lâu – Nơi lữu trữ văn bản của người Việt do triều Nguyễn sáng lập

Tàng Thư lâu được xây dựng vào năm Ất Dậu, năm Minh Mạng thứ 6 (1825), tại phường Doanh Phương trong kinh thành Huế, theo chủ trương của vua Minh...

Exit mobile version