Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hà rầm hà rạc là nghĩa gì?

Hà rầm hà rạc là chuyện kể của người Cơ Tu, giáo dục các bạn nhỏ phải biết yêu thương, đùm bọc anh chị em và là bài học quý giá dành cho những kẻ tham lam.

Trong đó từ Hà rầm có nghĩa là: Luôn luôn, một cách liên tục. VD: Nó đến hà rằm. nghĩa là nó đến hoài, đến liên tục…

Cũng có cách viết Hà rầm thay vì Hà rằm.

Từ rạc có nghĩa là gầy đi trông thấy, đến mức xơ xác. VD: cây cối rời rạc… mang ý nghĩa để nói cái gì đó: linh tinh, không thành hẳn ra một cái gì cụ thể.

Nội dung câu chuyện như sau:

1. A-Lan, người anh tham lam

Hai anh em A-Lan và A-Ly mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Lớn lên người anh A-Lan lấy vợ. Vợ chồng A-Lan muốn giành hết của cải cha mẹ để lại, tìm cớ đuổi A-Ly đi.

Một hôm A-Lan bảo em:

– A-Ly ơi! Mày đã lớn rồi, hãy tự lo liệu mà làm ăn. Tao không nuôi được mày nữa đâu. Tao là anh nên số đồ đạc cha mẹ để lại, vợ chồng tao giữ. Phần mày chỉ được lấy chiếc đòn xóc[1] và cái rựa[2] thôi!

A-Ly đã biết rõ lòng tham của anh và chị dâu. Anh cầm đòn xóc và rựa cùn lặng lẽ ra đi.

(Một thân một mình, A-Ly làm thế nào để sống?)

2. A-Ly tự lập, nuôi thân

Hàng ngày, từ tờ mờ sáng, A-Ly vào rừng. Anh dùng rựa để chặt củi. A-Ly làm thi với mặt trời sáng chói, hôm nào cũng đến lúc mặt trời đứng bóng, anh mới ra về với một gánh nặng. Tuy mệt nhưng anh thấy lòng vui rộn ràng giữa bao tiếng chim rừng ríu rít. Anh gánh củi xuống chợ bán lấy tiền nuôi thân. Tối đến, hôm nào trời quang mây tạnh, A-Ly nằm dưới trăng sao. Còn ngày nào có bão gió rét thổi ào ào, A-Ly chiu vào ngủ trông hốc cây đa ven rừng. Một đêm anh chiêm bao thấy mình sau khi đốn củi bó lại, cưỡi lên bó củi thì tự nhiên bó củi mang anh thẳng xuống chợ. Sáng hôm sau, sau khi đốn củi bó lại, A-Ly thử ngồi lên bó củi, quả nhiên nó mang anh chạy thẳng xuống chợ.

Nhờ chăm chỉ lao động, qua một thời gian, A-Ly dành dụm được một số tiền khá lớn. Không may, một hôm, bán củi về nửa đường, anh bị bọn cướp đón đường lấy sạch, cả chiếc đòn xóc và cái rựa cùn! A-Ly bị chúng đánh cho một trận rất đau. Anh cố lê về gốc đa, nhưng đến giữa rừng mệt quá, trời lại sắp tối, anh đành nằm lại dưới một gốc sung ở ven bờ vực thẳm.

(Khổ thân A-Ly! Liệu anh có tai qua nạn khỏi không?)

3. Bị nạn, A-Ly lại gặp may)

Nửa đêm, anh nghe có tiếng rào rào và tiếng nhiều con vật kêu “ché!ché!” Tiếng ồn mỗi lúc một gần. Đó là lũ khỉ ra gốc sung hái quả.

Lũ khỉ tới gốc sung bắt gặp A-Ly đang nằm. Chúng tưởng là xác người chết, bèn bàn với nhau mang đi chôn. Chúng xúm lại khiêng A-Ly lên và hát:

Hà rầm hà rạc
Chôn hầm bạc
Đừng chôn hầm vàng…

Một con bảo:

– Hầm bạc ở gần gốc sung quá, sợ sẽ bay mùi thối. Chi bằng ta mang xác ra hầm vàng chôn là tốt nhất.

Cả bầy lại hát:

Hà rầm hà rạc
Chôn hầm vàng
Đừng chôn hầm bạc…

A-Ly sợ quá, nằm giả chết để lũ khỉ mang chôn rồi tìm cách thoát thân sau. Đặt A-Ly xuống hầm vàng xong, chúng quay lại gốc sung hái quả.

Đợi lũ khỉ đi xa, Al-Ly mở mắt ra nhìn. Ôi một màu vàng sáng chói cả một góc rừng! Anh vùng dậy, cởi khố, bọc vàng mang về chỗ hốc cây đa.

A-Ly mang vàng xuống chợ bán lấy tiền mua trâu bò về làng làm ăn.

Hà rầm hà rạc – Bài học cho sự tham lam

4. Ông anh bà chị chết vì quá tham

A-Ly trở nên giàu có. Nghĩ đến tình anh em, anh mời vợ chồng A-Lan về nhà mình chơi. Vợ chồng người anh thách:

– Nếu quả thật chú giàu thì phải “gấm lót đàng, vàng lót ngõ”[3] , vợ chồng tao mới đến.

A-Ly chiều ý vợ chồng anh. Khi vợ chồng A-Lan đến, A-Ly giết một trâu, hai lợn, mười gà mời anh chị ăn và khiêng ra chục hũ rượu mời anh chị uống. A-Ly còn biếu anh chị mấy cục vàng sáng chói. Thấy em nhiều vàng, nhiều của, người anh hỏi. A-Ly bèn kế lại mọi chuyện. Ra về, A-Lan quyết tâm làm theo lời em đã kể.

Tối hôm sau, lão ta quấn vào người năm cái túi thật to, hòng sẽ đựng được nhiều vàng hơn em. Lão đến nằm dưới gốc sung. Như thường lệ, nửa đêm lũ khỉ kéo nhau ra hái sung. Đến gốc sung thấy A-Lan nằm, chúng cho đó là xác chết bèn xúm nhau khiêng đi chôn:

Hà rầm hà rạc
Chôn hầm bạc
Đừng chôn hầm vàng…

Chúng chưa dứt lời, anh chàng A-Lan vì máu tham sợ chúng không chôn mình vào hầm vàng, bèn la lên:

– Đừng! Đừng! Hãy chôn tôi vào hầm vàng ấy!

Nghe tiếng nói, biết người còn sống, lũ khỉ hoảng sợ ném A-Lan xuống vực[4] sâu rồi bỏ chạy. A-Lan va vào đá vỡ đầu, chết.

Người vợ ở nhà ngồi chờ chồng mang vàng về. Nhưng chờ mãi không thấy, mụ liền vào rừng tìm. Cũng từ đấy dân làng chẳng thấy mụ ta quay trở về.

Đường Hai Bà Trưng trước năm 1975

Đường Hai Bà Trưng là con đường huyền bí và nổi tiếng nhất Sài Gòn xưa. Hãy khám phá những nét độc đáo của cung đường huyền thoại này. Hãy...

5 quan niệm sai lầm khiến bạn mãi không thể hạnh phúc

Hạnh phúc chỉ dành cho người ngốc nghếch, nói dối là không ích kỷ... là những điều mà bạn không nên tin để có được hạnh phúc. Cuộc sống luôn...

Dấu tích ngôn ngữ Nam Việt trong cổ thư Trung Quốc

Sách Thông điển của Đỗ Hữu 杜佑(1) thời Đường (801) 通典卷第一百八十四 – 州郡十四, có ghi chép như sau: “Tự Lĩnh nhi nam đương Đường Ngu Tam Đại vi man di chi quốc, thị Bách...

Những lần xâm lược nước Việt của giặc phương Bắc

Bên cạnh vô số cuộc xâm lấn quy mô nhỏ hoặc trung bình, đã có 14 lần các triều đại phương Bắc xua đại quân xâm lược toàn diện nước...

Ngô Viết Thụ, Nhà kiến trúc sư cha đẻ của Dinh Độc Lập ở Sài Gòn

Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ,...

Xôi ngộ – xôi trẻ

Ăn chơi hay ăn thiệt, ăn nhanh hoặc chậm, vò xôi đều tiện lợi.Và thật bất công khi những vụn thịt gà công nghiệp nhạt phèo, choàng chiếc áo hào...

Cổ vật Việt Nam ở viện bảo tang Guimet

Viện Bảo tàng Quốc gia Nghệ thuật Á Đông Guimet là một trong những nơi có nhiều cổ vật Á Đông nhất thế giới. Riêng bộ sưu tập Nhật Bản...

Gạo Nàng Thơm chợ Đào

Từ thế kỷ 19, dưới thời Minh Mạng, gạo Nàng Thơm chợ Đào đã được xếp vào danh mục những đặc sản phương Nam để tiến vua. “Gạo Cần Đước,...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 2/25 – Việt ngữ đa âm trước Mã Viện

Ta đã thấy rằng vua Hùng Vương, Hai Bà Trưng không nói Tôi, Cá, mà nói AI, AKA, và nếu ta biết rằng luật Swadesh đúng, thì ta không phải...

Vua Duy Tân – Nước bẩn thì lấy máu mà rửa

Hoàng thái tử Vĩnh San là con thứ tám của Vua Thành Thái, lên ngôi năm 7 tuổi, lấy niên hiệu Duy Tân – có ý nghĩa là “Bạn của...

Tết Nguyên Đán

I- Tết Nguyên Đán: Còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Việt Nam; hay gọi ngắn gọn là Tết. Chữ Tết là do chữ tiết (thời tiết)...

Mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn

Mũ thượng triều chỉ được vua nhà Nguyễn sử dụng khi thiết triều, trong những dịp đặc biệt của quốc gia. Xét về vai trò, chiếc mũ này tương đương...

Exit mobile version