Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hủ tiếu hay hủ tíu?

“Mỹ Tho” mang nghĩa “nàng thiếu nữ da trắng”, có phải vậy không?

Thời bấy giờ chúng ta vẫn dùng văn tự là chữ Hán, chữ Nôm (chưa có chữ Quốc ngữ), địa danh này được ghi là: 美萩, đọc theo đúng âm Hán-Việt là “Mỹ Thu” (“thu” là một loại cỏ ngải), nhưng lại đọc thành “Mỹ Tho”. Thành thử hai chữ Mỹ Tho được suy đoán là biến âm, là cách ghi việc đọc trại âm từ một ngôn ngữ khác.

Theo Di cảo Trương Vĩnh Ký, người Khmer gọi xứ này là “Mi Sor”, nghĩa là xứ sở của “nàng con gái” (“mi”) mang làn da trắng (“sor”). Lưu dân người Việt đã đọc biến âm “Mi Sor” thành “Mỹ Tho”.

Tuy nhiên, “Mi” dựa theo cách đọc trong nguyên ngữ មេ của người Khmer, không chỉ mang nghĩa là “cô gái trẻ” mà còn mang những nghĩa khác nữa, là “mẹ”, là “người đứng đầu, chỉ huy”. Còn “Sor” ស nghĩa là “trắng”.

Bên Campuchia, “Mi Sor” មេ ស được thờ cúng ở nhiều nơi, đây là một biến thể của nữ thần Parvati trong Ấn Độ giáo (Hinduism). Parvati là mẹ của các nam thần lẫn nữ thần như thần voi Ganesha và thần chiến tranh Skanda. Người ta còn tin rằng Parvati được xuất sinh từ thần tuyết trắng phau Himavat. Parvati (“Mi Sor” មេ ស) là biểu tượng chiến thắng của cái thiện trước cái ác. “Mi Sor” là nữ thần Mẹ (“Bạch mẫu”).

Ngày trước, khi Mỹ Tho vẫn còn là lãnh thổ của Chân Lạp (trước khi được vua Chân Lạp dâng đất cho chúa Nguyễn), rất có thể nơi đây từng tồn tại một số đền thờ “Mi Sor”, người Việt đã đọc trại “Mi Sor” là “Mỹ Tho”. Vậy, “Mi Sor” / “Mỹ Tho” nên hiểu theo nghĩa là Nữ thần Mẹ, là Bạch mẫu.

Hủ tíu hay hủ tiếu?

Gốc là món ăn của người Hoa, viết như sau: 粿条 , đọc âm Hán Việt là “quả điều” (“quả” 粿 nghĩa là thức ăn làm bằng bột gạo, “điều” 条 nghĩa là sợi nhỏ và dài). Vậy, sao không gọi đây là món “quả điều” (theo âm Việt dựa trên chữ Hán)? Người Việt khi nói “Hủ” là phiên âm mài mại theo cách nói của người Hoa ở Chợ Lớn, ở miền Tây Nam Bộ: /wỏu/ cho chữ 粿. Còn chữ thứ nhì 条 người Hoa nói là /tìu/, phiên âm gần đúng nhất – là “tíu”.

Giải thích ở một số trang mạng cho rằng “hủ tiếu” nhưng do ngữ âm người Nam Bộ đọc /ieu/ thành /iu/ nên mới thành “hủ tíu”, kỳ thực, lại là cách suy đoán hết sức cảm tính. Từ đâu có luồng ý kiến cho rằng âm /ieu/? Là do thói quen suy nghĩ bị tác động bởi âm /ieu/ trong “điều” (âm Hán-Việt của chữ 条) nên nghĩ rằng phải viết là “tiếu” (âm /ieu/). NHƯNG chúng ta đâu dùng âm Hán-Việt (nhắc lại: nếu dùng Hán-Việt thì chúng ta đã phải gọi là “quả điều”)! Mà hoàn toàn phiên âm na ná theo cách nói của người Hoa /wỏu tỉu/ => “hủ tíu”.

Đã viết phiên âm là “Hủ” rồi, chữ thứ nhì cũng phải theo lối phiên âm này thì mới nhất quán: “tíu”, ở đây, là cách viết thích hợp nhất.

Sự biểu tỏ văn hóa qua nghìn cách nói của người Việt ở Nam Bộ

Nói và cười là nhu cầu tự nhiên của con người, của mỗi dân tộc. Dân tộc nào cũng thích cười vui, cũng xem nói năng (ngôn luận) là điều...

Minh oan cho Petrus Ký về câu “Ở với họ mà không theo họ”

Có lẽ một trong những người gây nhiều tranh luận nhất trong lịch sử Việt Nam là ông Petrus Trương Vĩnh Ký (“Petrus Ký”).  Hơn một trăm năm sau ngày...

Nước Đại Việt thời Trần đã ‘thoát Trung’ như thế nào?

Các chính sách, việc làm tích cực của vua tôi nhà Trần giúp cho nước Đại Việt thịnh đạt một thời gian dài khoảng 50 năm sau cuộc kháng Nguyên....

Các công trình ở Sài Gòn sau trăm năm vẫn còn sử dụng

Sau một thế kỷ, Nhà thờ Đức Bà, Nhà hát Thành phố, Hồ Con Rùa vẫn tồn tại và phục vụ nhiều công năng khác nhau. Chợ Bến Thành Chợ...

Nét thú vị trong “ca dao Hán Việt”

Trong kho tàng ca dao Việt Nam có một số ca dao nửa Việt, nửa Hán đọc lên rất lý thú và dường như ít được nhắc đến trong chương...

Xe gắn máy tại miền Nam trước 1975 (Phần 1)

Có thể nói xe đạp và xe gắn máy là phương tiện di chuyển chiếm đa số tại miền Nam trước 1975 và cho đến nay, xe gắn máy vẫn...

Hủ tíu từ Mỹ Tho tới Nam Vang

Một cậu học sinh lớp tám mê món hủ tíu, nhất là hủ tíu Nam Vang đạt chuẩn, nhưng lại không biết Nam Vang ở đâu. Hỏi Phnom Penh thì...

Ngẫm chuyện hồi xưa

Tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp. Tháng 6 năm đó vua Bảo Đại ban hành chương trình cải cách giáo dục. Chương trình này do giáo sư Hoàng...

Ngoại Ngữ của người Việt

Không phải mất thì giờ định nghĩa ngoại ngữ là gì? Vì không ai có học hết bậc Tiểu Học mà không hiểu hai chữ ấy. Việt Nam từng là...

Hà Nội năm 1993 qua ống kính của Bernard Bisson

Bên trong chợ Đồng Xuân, các cậu bé bán báo dạo ở phố cổ, người đẹp áo dài trong lớp đào tạo tin học… là loạt ảnh khó quên về...

Ngô Thì Nhậm – Khuôn mặt trí thức lớn thời Tây Sơn

Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có “vấn đề”. Gây tranh luận chẳng những do...

Tại sao lại có tên là rượu đế?

Việc sản xuất rượu thủ công Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời vì người Việt nói chung rất phổ biến tập quán uống rượu, đặc biệt trong...

Exit mobile version