Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Mã Tà hay đồn Mã Tà là gì?

Có vài ý kiến khác nhau về nghĩa của từ này. Có ý kiến phân biệt mã tà với ma tà. Theo đó, ma tà dùng để chỉ cảnh sát người Việt thời Pháp thuộc, theo phiên âm từ tiếng Mã Lai mata – mata. Còn mã tà dùng để gọi lính tác chiến người Việt trong đạo quân viễn chinh của Pháp ở Sài Gòn.

Để rộng đường tham khảo, chúng ta dựa vào sự kiện lịch sử sau:

Tháng 3/1861, sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, hệ thống chính quyền của người Việt trong vùng Pháp chiếm tan rã hoàn toàn. Để giữ đất và coi dân, phó đô đốc Charner phải bổ nhiệm một số sĩ quan Pháp vào các chức vụ giám đốc/thanh tra bản xứ sự vụ (directeur/inspecteur des affaires indigènes). Các phủ huyện người Tây này được toàn quyền hành động để tái lập và vận hành trở lại hệ thống chính quyền trong vùng đất mình chịu trách nhiệm: sửa sang công đường, xét xử các vụ kiện cáo, chỉ định người coi làng xã, lập sổ thuế, đăng bộ ghe thuyền, quản lý Hoa kiều, tổ chức lại hệ thống ngựa trạm.

Các đồn binh Pháp có nhiệm vụ yểm trợ cho chính quyền mới. Tuy nhiên các quan bản xứ sự vụ chủ yếu phải dựa vào lực lượng cảnh sát gọi là mata (corps de police des matas) do chính họ tuyển mộ trong số những người Việt chịu ra cộng tác. Lính mata thuộc quyền chỉ huy, điều động của các quan cai trị người Tây chỉ làm công việc cảnh sát tại địa phương, cụ thể là canh gác nhà tù, bảo vệ công sở, quản lý trị an, để quân viễn chinh rảnh tay tổ chức các chiến dịch quân sự.

Như vậy, mã tà (hay ma tà) khởi thủy là tên dùng để chỉ cảnh sát người Việt được điều động bởi các quan cai trị người Tây.

Năm 1880 lực lượng mata được cải danh thành garde civile (tiếng Việt dịch là bảo an đoàn, nhưng dân gian (người Việt) vẫn gọi thứ lính đó là mã tà(1). Lúc này có thể dạng ma tà đã xuất hiện rồi: từ điển Đại Nam Quấc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Paulus Của Paulus không ghi mã tà mà chỉ có ma tà và giải thích là lính canh tuần.


Chú thích

(1) Có khoảng 1800 người bản xứ làm mata cho Tây.

Vẽ gì khó

.....Chép cho hệt khó bao nhiêu thì bày vu vơ lại dễ bấy nhiêu. Nên ta chớ nhầm, thấy kẻ làm kỳ quái khác thiên hạ đã vội coi thánh...

Vì sao người ta nới “Trời đánh tránh bữa ăn”

Người ta vẫn thường nói “Trời đánh tránh bữa ăn”. Câu nói này bắt nguồn từ câu nói “Lôi Công không đánh người đang ăn cơm”. Vậy nguồn gốc và hàm ý...

Cảng Đà Nẵng năm 1876 qua nhãn quan của nhà hàng hải Pháp

Jules-Léon Dutreuil De Rhins (1846-1894), người Pháp, là nhà địa lý học, nhà thám hiểm chuyên nghiệp, từng trải các lịch trình hàng hải viễn dương. Xuất thân từ École...

Thuốc lá Sài Gòn xưa

Đầu thế kỷ 20, một số loại thuốc lá điếu từ nước ngoài nhập vào Sài Gòn phục vụ nhiều tầng lớp và những người lính…,lúc này nhu cầu sử...

Hoàn cảnh sáng tác “Mưa Rừng”, “Lạnh Trọn Đêm Mưa” và câu chuyện tình buồn của người nghệ sĩ

Khán giả yêu nhạc vàng có lẽ không ai là không biết bài hát “Mưa Rừng” nổi tiếng với giai điệu và lời hát nỉ non tâm sự: Mưa rừng...

Tưởng Giới Thạch – Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tưởng Giới Thạch (1887-1975) là nhà lãnh đạo chính trị và quân sự người Trung Quốc, chủ tịch Quốc dân đảng trong năm thập niên, và là người đứng đầu...

Hai Danh Tướng – Hai Hoàng Đế

Nguyễn Huệ và Napoléon Bonaparte là hai danh tướng của Việt Nam và Pháp. Nguyễn Huệ xuất thân từ ấp Tây Sơn hẻo lánh trong vùng núi của tỉnh Qui...

Cuộc sống ở Hà Nội 2002 qua ảnh

Chừng ấy năm là khoảng thời gian tương ứng với sự chuyển giao một thế hệ. Loạt ảnh Hà Nội năm 2002 do nhiếp ảnh gia người Australia Peter Charlesworth...

Lê Lợi – Lê Thái Tổ – Vị anh hùng và cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn

Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng...

Cốm làng Vòng – Hương cốm gọi mùa thu

Nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển văn hóa của đất nước. Qua các thời kỳ, người làm nghề hun đúc và tập hợp kinh nghiệm để...

Me Sài Gòn

Me Sài Gòn và me Sài Gòn rất khác nhau. Me Sài Gòn gây nuối nhớ là những hàng me được trồng hai bên đường trong thành phố. Me Sài...

Sôi động nhịp sống Sài Gòn sau năm 1975

Sài Gòn nhộn nhịp và sôi động, khiến bất kì ai cũng cảm nhận được nguồn năng lượng bất tận khi đến đây. Có người nói rằng: Ngày xưa, ở...

Exit mobile version