Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc của cách gọi Sư tử Hà Đông

“Sư tử Hà Đông” là một thuật ngữ phổ biến trong văn hóa dân gian Việt Nam. Nhiều người vẫn dùng hình ảnh trên, để nói về những bà vợ có tính ghen tuông và dễ nổi cơn tam bành với chồng của mình.

Tuy nhiên, không ít người lầm tưởng Hà Đông ở đây là quận Hà Đông, Hà Nội (trước đây thuộc tỉnh Hà Tây). Thực ra, Sư tử Hà Đông lại chẳng liên quan gì đến địa danh Hà Đông của chúng ta. Mà nó bắt nguồn từ một điển tích bên tận Trung cộng.

Trần Tạo tự Quý Thường, người đời nhà Tống, quê ở Vĩnh Gia. Vợ của Trần họ Liễu vốn có tính ghen dữ ghê gớm. Quý Thường rất sợ vợ nhưng rất có lòng tôn sùng đạo Phật. Hằng ngày ngồi đọc kinh, vợ lấy làm bực, la hét om sòm, nhưng Trần vẫn điềm nhiên, không dám cự một tiếng.

Nguồn gốc sư tử hà đông

Nguồn gốc sư tử hà đông

Tính của Trần cũng hào hoa, bằng hữu nhiều, nên ở nhà thường có yến tiệc. Để tăng phần hứng thú, long trọng của buổi tiệc. Trần chiều khách, mời kỹ nữ xướng ca.

Liễu Thị trong phòng mượn điều này, điều nọ, quát tháo om sòm. Trần có lúc hốt hoảng, cầm gậy nơi tay bỏ rơi mất gậy. Bạn thân của Trần là Tô Đông Pha, nhân đó làm một bài thơ đùa cợt trong đó có hai câu như sau:

“Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống,
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu”

Từ đó, sư tử Hà Đông được dùng để chỉ những bà vợ có tính ghen tuông. Mỗi khi xảy ra việc gì lập tức nổi cơn tam bành với chồng.

Câu chuyện cũng cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì lòng tôn sùng đạo Phật và sự kiên nhẫn trong gia đình, cũng như tầm quan trọng của việc giữ gìn những giá trị văn hóa dân gian để truyền lại cho thế hệ sau.

Việt Nam – quốc gia thiếu ngủ?

Học sinh Việt Nam đang kêu cứu vì thiếu ngủ, khi mà tinh thần “thức khuya dậy sớm” vẫn được ngợi ca. Đầu năm nay, một nhóm học sinh phổ...

Tờ Tiền 100 USD In Hình Chân Dung Ai?

Một số người đoán có lẽ đó là một vị Tổng thống nào đó của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (!) Nhiều người Việt rất “mê” tờ 100 đô-la của...

Thắc mắc tên gọi một số địa danh Sài Gòn

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc...

Bàn về nghệ thuật diễn xuất sân khấu

Khái niệm Nghệ thuật diễn xuất, hay nghệ thuật trình diễn, nghệ thuật biểu diễn… được dùng chỉ một nghệ thuật vốn tồn tại bằng phương thức “diễn” trên sàn...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975 (P2)

Phần 2 3- Cầu trên rạch phiá Nam - rạch Bến Nghé, Kinh Bãi Sậy, Kinh Đôi, Kinh Tẽ Sông Sài Gòn (Bến Nghé) chạy qua  quận 1 thành phố Sài Gòn...

Tại sao nhiều khách sạn thường không có phòng số 420

Nếu để ý, bạn sẽ thấy nhiều khách sạn trên thế giới bỏ qua số phòng 420, con số yêu thích của những người thích hút cần sa. Mặc dù...

Chai dầu “trị bách bệnh” từng khiến người Sài Gòn mê mẩn

Dầu Nhị Thiên Đường một thời từng được người dân gọi là “dầu trị bá bệnh”. Đau đầu, đau bụng, đau răng, cảm lạnh sổ mũi… người ta đều dùng...

Nhạc sỹ Thông Đạt và khát vọng hòa bình để “Hoa cài mái tóc”

Nỗi nhớ hậu phương, nhớ người thương của chinh nhân đặc biệt là của người lính ở vùng chiến tuyến đã được nhiều tác phẩm đề cập. Những ca khúc...

Tháp Cói – Tòa bảo tháp 7 tầng thời Hậu Lê

Tháp Cói có tuổi đời gần 300 năm, từng được Viễn Đông Bác Cổ Pháp xếp hạng là một di sản văn hóa nổi bật của Việt Nam. Nằm trong...

Sài Gòn năm 1969

Những hình ảnh sinh động về Sài Gòn năm 1969 đã được tái hiện qua ống kính của George Lane, một cựu nhân viên quân sự Mỹ ở miền Nam...

Câu “nhàn cư vi bất thiện” xuất xứ từ đâu?

Câu “nhàn cư vi bất thiện” xuất xứ từ đâu? Có người lại bảo là “nhàn cư vi bất tiện”, có đúng không? Xuất xứ của câu “Nhàn cư vi...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Ngô Văn Chiêu (1878 – 1932) Một Trong Những Vị Sáng Lập Đạo Cao Đài

Ngô Văn Chiêu là một trong những người thành lập đạo Cao Đài ở miền Nam, đạo hiệu là Ngô Minh Chiêu, sinh ngày 28 tháng Hai 1878 tại Bình...

Exit mobile version