Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nhũn như con chi chi nghĩa là gì? Cửu vạn là gì?

Chắc chắn thành tố quan trọng nhất của câu này chính là con Chi Chi vì sẽ có nhiều người không biết con Chi Chi là con gì. Và các tranh luận về xuất xứ của câu thành ngữ này chủ yếu tập trung vào việc giải thích con Chi Chi là con gì mà thôi.

Có ít nhất 3 ý kiến khác nhau về việc giải thích con chi chi.


Con chi chi

Ý kiến thứ nhất cho rằng Con chi chi là cây Chi Chi trong cỗ bài Tổ tôm. Bài tổ tôm khá phức tạp với 120 quân, gồm có 3 hàng Vạn (萬), Văn (文), Sách (索). Bốn trong 120 cây bài Chắn – Tổ Tôm gồm Chi chi, Nhị sách, Bát sách, Cửu vạn.

• Cây Chi chi (hình thứ 3 từ trái qua) giá trị thấp nhất trong 120 cây bài, có thể bị con nào đè cũng được nên nó bị gọi là nhũn. Đây chính là cơ sở để có ý kiến giải thích lý do người ở miền Bắc thường nói nhũn như con chi chi là vì vậy.

• Cây Nhị sách (hình thứ 2 từ trái qua) chống gậy, bị coi là quân Ăn mày

• Cây Bát sách (hình thứ 1 từ trái qua), không biết tại sao có tên là Anh Gàn – Gàn Bát Sách.

• Cây Cửu vạn (hình thứ 4 từ trái qua) vác thùng đồ trên vai. Từ những năm 1990 người Bắc gọi những người hành nghề khuân vác hàng ở biên giới, ở bến xe, bến đò là Cửu Vạn chính là từ cây Cửu Vạn của bài Tổ tôm này.

Ý kiến thứ hai cho rằng Con chi chi là một loài cá nhỏ, thân mềm yếu. Nếu con chi chi bị vớt lên khỏi mặt nước, thì chỉ một loáng sau đã nhũn nát. Tuy nhiên, ý kiến này không có nhiều sự đồng tình vì nhiều người cho rằng thực tế không hề tồn tại con cá nào tên chi chi cả. Mặc dù vậy, trên một vài diễn đàn vẫn có người gọi cá chi chi nhưng lại không có hình ảnh và lời giải thích rõ ràng(1).


Quân cửu vạn

Ý kiến thứ ba cho rằng Con chi chi là bộ phận sinh dục của đàn ông ở trạng thái “bất lực” nhưng vì hình ảnh này tục tĩu nên người xưa dùng từ con chi chi để nhắc đến bộ phận nhạy cảm này. Theo đó, nhũn như con chi chi được hiểu theo ý kiến này dùng để chỉ một người khiếp sợ mềm yếu đến nhún nhường giống như là cái ấy của đàn ông vậy.

Nghĩa của từ Lạc xoong?

Lạc xoong được hiểu là đồ đã cũ, đã xài qua và được bán theo giá có trừ tỉ lệ hao mòn do đã qua sử dụng. Đồ lạc xoong không hẳn...

Vì sao người Nhật chỉ đứng ở một bên thang cuốn?

Nếu bạn đang ở trong siêu thị, có việc rất quan trọng và vội vã đi về nhà, nhưng thang cuốn lại đông nghịt người, không cách nào di chuyển...

Những bức ảnh hiếm về Nam Phương Hoàng hậu

Nam Phương Hoàng hậu tạo dáng chụp ảnh tại dinh thự gia đình ở Đà Lạt, nhí nhảnh trong ngôi trường mình theo học ở Pháp, duyên dáng trong tà...

Vẻ đẹp của phụ nữ Sài Gòn xưa trong tà áo dài

Tà áo dài truyền thống của Việt Nam dù ở thời điểm nào cũng mang nét đẹp tinh tế và duyên dáng. Áo dài là trang phục truyền thống gắn...

Thân Bá Phức-Thủ lĩnh tối cao của phong trào Cần Vương Yên Thế

I. MỘT SĨ PHU LÃO LUYỆN CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Thân Bá Phức (1822-1898), sinh trưởng trong một gia đình hào phú, thuộc hạng danh gia vọng tộc của...

Những bức ảnh quý giá về Đà Lạt thời Pháp thuộc

Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Hãy cùng chúng tôi khám phá những bức ảnh...

Lịch sử ra đời của nhà ống

Tại sao nhà ở Việt Nam quá hẹp? Đây dường như là một câu hỏi phổ biến của du khách khi đến Việt Nam, đặc biệt là ở các thành...

Chú Hỷ – Ông vua tàu thủy

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Mỹ đức là tài sản thiêng liêng một người Thầy cần có

Nghề giáo luôn là một thử thách bền bỉ dành cho những người trong cuộc. Một giáo viên 26 năm trong nghề, luôn trăn trở một điều duy nhất, đã...

Quốc Ngữ Và Nỗ Lực “Thoát Hán” Của Các Vua Nhà Nguyễn

Tìm hiểu lịch sử là công việc vô cùng thiết yếu vì có hiểu người xưa, có hiểu được lịch sử mới hiểu được vận mệnh nước nhà mà khôi...

Nghề đúc đồng An Hội giữa lòng Sài Gòn

Giữa thành phố Sài Gòn hiện đại náo nhiệt và nhộn nhịp, ít ai còn để ý đến một làng nghề truyền thống hàng đêm vẫn bập bùng ánh lửa...

Kể Chuyện Kinh, Cầu Xưa Vùng Sài Gòn Chợ Lớn Trước 1975 (P2)

Phần 2 3- Cầu trên rạch phiá Nam - rạch Bến Nghé, Kinh Bãi Sậy, Kinh Đôi, Kinh Tẽ Sông Sài Gòn (Bến Nghé) chạy qua  quận 1 thành phố Sài Gòn...

Exit mobile version