Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Về câu “Đất có lề, quê có thói”

Đi vào bất cứ vùng quê nào, điều cần quan tâm trước hết là tập tục, phép tắc ở nơi đó. Hiểu biết, tôn trọng luật tục, thói quen của từng nơi, từng chốn là một yêu cầu ứng xử văn hóa của mỗi người trong quan hệ xã hội. Người Việt Nam ta nhắc nhở nhau “đất có lề, quê có thói” cũng vì lẽ đó.

Ở câu tục ngữ này, theo nguyên tắc kết hợp để tạo tính cân đối trong thành ngữ, tục ngữ thì đất tương ứng với quê, lề tương ứng với thói. Lề chính là lề lối, thói phép, quy tắc, thông lệ. Chúng ta thường gặp trong các tổ hợp từ như lề lối, lề luật. Nó cũng hòa nhập với nghĩa của từ lệ trong các tổ hợp như lệ thường, luật lệ, thường lệ. Thói là cách thức quen thuộc, là tục lệ, tập quán, phong tục.

Từ sắc thái trung hòa trong thói phép, thói tục… dần dà nó đẫm sắc thái tiêu tực để chỉ tính nết, lối sống như thói đời, quen thói, thói hư tật xấu… “Thúc Sinh quen thói bốc giời/Trăm nghìn đổ một trận cười như không”. Dẫu vậy ý nghĩa của câu tục ngữ “Đất có lề, quê có thói” vẫn mang ý nghĩa về một vẻ đẹp của đạo lý dân tộc. Câu tục ngữ dạy chúng ta biết tôn trọng quy tắc ứng xử của làng xã Việt Nam, giúp chúng ta biết được sức mạnh của lề luật bởi “phép vua còn thua lệ làng”.

Câu tục ngữ cũng không chỉ giúp chúng ta biết học hỏi các phép ứng xử phù hợp mà còn biết hướng về nguồn cội. Bởi tạo ra lề, thói chính là quần thể dân cư nơi ấy. Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm văn hiến tạo dựng nên bản sắc văn hóa dân tộc. Nhưng với điều kiện sống vùng miền và phương thức sản xuất sinh hoạt ngày xưa nên trong tương đồng vẫn có những dị biệt. Thế nên, dẫu đi đâu về đâu, cũng đừng bao giờ quên mảnh đất chôn rau cắt rốn, đừng quên những phong tục, thói quen, lề lối đã nuôi ta lớn lên về cả tâm hồn và thể xác. Dẫu có địa vị cao sang, dẫu có xa cách bao nhiêu năm thì khi về đến cổng làng vẫn phải giữ được giọng nói và lề thói quê hương.

Bởi cáo chết ba năm còn quay đầu về núi huống chi là con người. Như người Việt ta có một phong tục đẹp “Hàng năm ăn đâu làm đâu/Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ” (Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm). Dĩ nhiên tôn trọng lề thói quê mình thì cũng phải biết quý trọng tục lệ quê người, bởi dù chưa hợp với mình nhưng là bản sắc vùng miền của họ. Ví như phong tục ăn giỗ, cúng giỗ của người dân ba miền Bắc – Trung – Nam cũng có sự khác nhau nhất định hay là những lề thói như ma chay, cưới hỏi… đều mỗi nơi có những cách thức khác nhau. Chính vì thế mà thế hệ đi trước luôn dặn dò và trao truyền cho thế hệ sau biết giữ gìn những nét bản sắc văn hóa quê hương như nhà thơ người dân tộc Tày là Y Phương từng nói với con:

“Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi! Tuy thô sơ da thịt
Lên đường không bao giờ được nhỏ bé
Nghe con !”

Các câu tương tự: Nhập gia tùy tục, Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá…

Chữ “Nhẫn” của người Việt

Một trong những đức tính truyền thống giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại cho đến ngày nay, dầu trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đó là...

Giấc mộng phục hưng Văn minh Đông Sơn

Đã có hàng ngàn cuốn sách, công trình chuyên khảo về nền văn minh Đông Sơn, và hàng trăm ngàn hiện vật thời Đông Sơn được khai quật, trưng bày,...

Kịch đường phố

Vào những năm 60, sinh viên Việt mới sang Pháp thường được dân Tây khuyên nên đi xem kịch, là cách học tiếng Pháp rất nhanh. Nhưng sinh viên thì...

Nguyên nhân quan lại thời xưa được xưng là “Quan phụ mẫu”

Ngày nay, chúng ta vẫn còn được nghe đến cụm từ “Quan phụ mẫu”. Vậy nguồn gốc ra đời và hàm nghĩa, ý nghĩa của Quan phụ mẫu là gì?  (Hình minh họa: Qua...

Tại sao lại gọi miền Nam Bộ Việt Nam là Cochinchine?

Thật ra, địa danh Cochinchine ban đầu được dùng để chỉ đất Bắc nghĩa là Đàng Ngoài, sau mới chỉ Đàng Trong và cuối cùng mới chỉ Nam Bộ Việt...

Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam

Án sát : Tháng 6 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), đặt chức Án sát ở 12 Thừa tuyên và đặt bat y (tức Đô ty, Thừa ty, Hiến ty) ở...

Tuyệt đỉnh côn thần “Tây Sơn Thất hổ tướng” là ai?

Là 1 trong 7 hổ tướng nhà Tây Sơn, Võ Đình Tú thông thạo đủ mọi loại: kiếm, thương, quyền…, đặc biệt là thiết côn. Nữ tướng Bùi Thị Xuân...

Sài Gòn “tánh kỳ” nhưng lại cố tình gây thương nhớ

Trong một bài viết có tựa đề “Sài Gòn tánh kỳ” trên một trang Fanpage của Sài Gòn, người Sài Gòn lại có dịp tự hào về những điều quá...

Ngô Viết Thụ, Nhà kiến trúc sư cha đẻ của Dinh Độc Lập ở Sài Gòn

Ngô Viết Thụ không chỉ đơn giản là một kiến trúc sư thiết kế những công trình để lại dấu ấn sâu sắc mà ông còn là một họa sĩ,...

Lịch sử đá banh thời Việt Nam Cộng Hòa

Lịch sử 100 năm Túc Cầu Việt Nam Dân tộc Việt Nam xưa nay vốn có truyền thống thượng võ, nên rất coi trọng việc rèn luyện cơ thể hằng...

Bàn về hiểm họa văn hóa lai căng ở Việt Nam

Nền văn hóa nào cũng cần có sự giao lưu nhưng sự giao lưu một cách nguyên vẹn, rập khuôn mà không được Việt hóa thì đó là sự giao...

Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên kể về hoàn cảnh sáng tác những bài tình ca bất tử

Ngô Thuỵ Miên là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của dòng nhạc trữ tình Việt Nam từ thập niên 1960. Ông cùng với nhạc sĩ Từ Công...

Exit mobile version