Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lẽ sống chết

Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!

Mạnh Tôn Dương hỏi Dương Tử: “Có kẻ mến đời, yêu thân, cầu cho không chết có nên không?”.

Dương Tử nói: “Có sống thì phải có chết, lẽ nào mà không chết được?”.

– Thế cầu sống có nên không?

– Lẽ nào sống lâu được? Người ta không phải thích sống mà sống mãi được, yêu thân mà thân còn mãi được. Vả chăng, sống lâu để làm gì? Thế tình hay dở, xưa cũng như nay; thân thể an nguy xưa cũng như nay; việc đời vui khổ, xưa cũng như nay; biến đổi trị loạn, xưa cũng như nay; cái gì cũng đã nghe thấy, đã trông thấy, đã từng trải cả rồi, thì sống trong khoảng trăm năm cũng đủ lấy làm chán, huống còn cầu lấy sống lâu để cho khổ làm gì?”.

Mạnh Tôn Dương nói: “Nếu như thế, thì chóng chết còn hơn là sống lâu. Ta nên xông vào gươm giáo, nhảy vào nước lửa để chết ngay đi có thỏa không?”.

Dương Tử nói: “Không phải thế. Đã sinh ra đời thì lúc sống cứ tự nhiên mặc, muốn làm gì thì làm, cho đến lúc chết. Lúc sắp chết, cũng tự nhiên mặc, muốn hóa ra gì thì hóa cho đến lúc cùng. Lúc sống, lúc chết, lúc nào cũng tự nhiên như không, hà tất phải quan tâm sống lâu hay chóng chết làm gì?”.

Dương Tử[1]

Lời bàn:

Người ta ở đời, kẻ thì mến đời không muốn chết, hoặc có kẻ lại chán đời không muốn sống. Như thế đều là nhầm cả. Sự sống chết không phải tự cho mình có chủ quyền được, thì mình đem tâm lo nghĩ, cầu khẩn về việc sống, chết, mà có ích gì!

Thà rằng: Từ lúc sống đến lúc chết, việc mình, mình làm, còn ngoại giả phó mặc ở sự tự nhiên cho gọi là số, là mệnh, là tạo hóa cũng không cần. Thói đời, thường tình vẫn tham sống, sợ chết. Nhưng chết, vị tất là khổ hẳn. Mà sống, cũng không ai bảo là toàn sướng được! Như xưa có kẻ sống hơn trăm tuổi, ai chẳng cho sống lâu là quý! Thế mà người ấy thường vẫn ta thán rằng: “Sống làm chi cho nhục!”. Sống lâu cho vô ích mà chỉ trông nhiều cảnh tang thương thì có hay gì.

——————————

[1] Dương Tử: Người thời Chiến Quốc tên là Tử Cư, tôn chỉ học thuyết là: “Mất một cái lông mà lợi thiên hạ cũng không cho, được cả thiên hạ phụng sự một mình cũng không làm, người nào cũng không chịu thiệt, người nào cũng không ham lợi thì thiên hạ tự nhiên thái bình”. Học thuyết ấy rất thịnh hành thời Chiến Quốc và người đời bây giờ cho là học thuyết “Vị ngã”.

Đi tìm An Dương vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ

LỜI NÓI ĐẦU Thuyết-truyền vua An-dương, Mị-châu, Trọng-thủy – với những hình-tượng Loa thành, Rùa vàng, nỏ thần, áo lông ngỗng, ngọc trai giếng nước – là một truyện cổ...

Bí mật của bánh tét

Một trong những sở thích lạ đời của tôi là đi tìm “tiểu sử” của những món ăn truyền thống. Có những món đã được viết nhiều như phở, bánh...

Quốc gia bất nghĩa, dẫu mạnh cũng sẽ sụp đổ

Cổ nhân có câu: “Quốc vô nghĩa, tuy đại tất vong. Nhân vô thiện, tuy dũng tất thương”, một quốc gia nếu không có chính nghĩa thì cho dù rất...

Ném đá, rải đinh – Sự man rợ của một xã hội kém văn minh

Chúng ta tự quay lại ngắm nhìn cái mà chúng ta tự hào về văn hóa, văn minh. Ở đâu cũng nhan nhãn biển “ấp văn hóa”, “khu phố văn...

Ngọc Cẩm  và Nguyễn Hữu Thiết – cặp nghệ sĩ tài năng

Phong trào tân nhạc tại miền Nam vào thập niên 50 - 60 ở thế kỷ trước có hiện tượng khá đặc biệt. Đó là sự xuất hiện của nhiều...

Sự hy sinh anh dũng của Trung quân Đoàn Thọ (…1870)

Trong một đêm, tháng mười, năm Canh Ngọ (1870), ở thành Lạng Sơn, Tổng thống quân vụ Bắc kỳ, Trung quân Đoàn Thọ đã bị quân Tàu xâm lăng hại....

Hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc

Vấn đề chữ viết thời Hùng VươngCách đây hơn mười năm, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được nêu ra trong các cuộc hội nghị nghiên cứu...

Vài nét về nho giáo và phật giáo Việt Nam (Kỳ 1)

I.Nho giáo và xã hội Việt Nam Trong lịch sử Việt Nam, chúng thú cho rằng điểm tích cực trong nội dung hợp thuyết của Nho giáo lại ly thuyết...

Good Bye Thương xá Tax

Có thể nói là Good Bye Forever (vĩnh biệt) Thương xá Tax vì hôm nay nhà đầu tư bắt đầu phá bỏ công trình 130 năm tuổi gắn bó với...

Nghĩa của từ táo trong “Táo quân”

Tại sao lại gọi là “ông Táo”? “Táo” là gì? Táo là tiếng Hán đọc theo âm Hán Việt, có nghĩa là bếp. Đại táo là bếp to, nấu cho...

Tà Áo dài trong Thơ & Nhạc

“Chiều nào áo tím nhiều quá, lòng thấy rộn ràng nhớ người…” ( Đường về Việt bắc, Đoàn Chuẩn & Từ Linh ) Giọng hát trầm ấm, dìu dặt của...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 9/25 – Về loại từ Cái và Con

Khi học ngôn ngữ của các dân tộc gốc Mã Lai, chúng tôi có nhận thấy một điều Kỳ dị này là trừ ngôn ngữ Việt Nam ra, còn thì...

Exit mobile version