Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hà Nội xưa qua ống kính nhiếp ảnh gia Lê Vượng

Trong sự nghiệp của mình, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Vượng đã ghi lại được rất nhiều hình ảnh đáng giá về Hà Nội. Ông được trao giải thưởng Bùi Xuân Phái 2016.Chùm ảnh: Hà Nội xưa qua ống kính nhiếp ảnh gia Lê Vượng

Nghệ sĩ Lê Vượng sinh năm 1918, cầm máy lần đầu năm 1936 khi 18 tuổi. Ông cho biết, lúc đó, chiếc máy ảnh quý trị giá bằng cả mảnh đất ở Hà Nội. Nhưng ông vẫn mua để chụp trong chuyến đi xuyên Đông Dương. Sau chuyến đi đó, Lê Vượng bắt đầu say mê và gắn bó với nghệ thuật nhiếp ảnh.

Những năm 1930 của thế kỷ 20, với chiếc máy ảnh, Lê Vượng lang thang khắp Hà Nội để ghi lại nhịp sống, phong cảnh và kiến trúc của thủ đô.

Tác phẩm của Lê Vượng được đánh giá là luôn có chất riêng và khó trộn lẫn với bất cứ tác giả đương thời nào. Ảnh của ông không chỉ ghi lại một khoảnh khắc mà còn chất chứa nhiều yếu tố hội họa.

Trong những tác phẩm chụp Hà Nội cũ, Lê Vượng thường hướng góc máy vào những mái nhà phố cổ, một cành cây, một đường tàu điện cắt ngang phố hoặc những người dân bình dị đi trên đường.

Ảnh một đường tàu điện cắt ngang phố. Đây là một trong những phương tiện giao thông quan trọng trên đường phố Hà Nội xưa. Đến đầu thập kỷ 1990, các tuyến xe điện lần lượt ngừng hoạt động. Nhưng tiếng chuông leng keng của tàu điện đã đi vào tâm thức của nhiều người.

Bốn sư cô tươi cười khi bắt gặp ống kính của nhiếp ảnh gia Lê Vượng.

Những đứa trẻ nô đùa trên cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn. Khi đó, cây cầu này màu đỏ son, làm bằng gỗ và có nhiều trụ liên tiếp.

Những tác phẩm của Lê Vượng không chỉ có giá trị tư liệu về kiến trúc, đời sống con người mà còn khơi gợi nhiều đường nét hình khối và truyền cảm hứng cảm xúc cho sáng tạo trong mỹ thuật.

Góc nhìn về Hà Nội năm 1996

Những hình ảnh đời thường đặc sắc về Hà Nội năm 1996 của nhiếp ảnh gia Yvan Cohen sẽ khiến nhiều người cảm thấy bồi hồi… Đến năm 1996, các...

Hải chiến Hoàng Sa 1974 dưới góc nhìn nhà báo phương Tây

Nhà báo Bill Hayton nói trận hải chiến Hoàng Sa là câu chuyện thảm họa về các cá nhân muốn bảo vệ đất nước nhưng thất bại bởi khả năng...

Mũ thượng triều của vua nhà Nguyễn

Mũ thượng triều chỉ được vua nhà Nguyễn sử dụng khi thiết triều, trong những dịp đặc biệt của quốc gia. Xét về vai trò, chiếc mũ này tương đương...

Lai lịch Lăng Cha Cả

Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, “Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?” mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt....

Thần thoại giải thích nhật thực, nguyệt thực ở Việt Nam và Đông Nam á

Thần thoại giải thích nhật thực, nguyệt thực ở Việt Nam và một số nước Đông Nam á có tính tương đồng cao. Cốt truyện cơ bản được đan dệt...

Họ Hoàng – Huỳnh có phải là một?

Tôi đã đọc mục Chuyện Đông chuyện Tây của Kiến thức ngày nay, số 142 và có ý kiến như sau: Tôi nhất trí về cơ bản với lời giải...

Nhà cổ Tấn Ký – ngôi nhà cổ đẹp nhất Hội An

Không chỉ giữ được kiến trúc nguyên bản sau 200 năm, nội thất của Nhà cổ Tấn Ký còn quy tụ những món đồ cổ rất giá trị, gốm các...

Khu nghĩa địa thái giám độc nhất vô nhị ở Việt Nam

“Trong khi sống chúng tôi tìm thấy ở đây sự yên lặng, khi đau ốm chúng tôi đến lánh mình và sau khi chết được an táng cùng nhau. Sống...

Sài Gòn xưa nay một góc ảnh

Trong bài viết này, xin mời các bạn xem lại những tấm hình thú vị được chụp để so sánh góc ảnh tại cùng 1 vị trí của Sài Gòn...

Chuyện Tình Vùng U Minh Nam Bộ Quê Tôi

Phần I Vùng U Minh Bài Thơ, Nhạc Về Rừng U Minh Trước khi vào bài, mời các bạn đọc bài thơ và nghe bài nhạc phổ bài thơ này....

Những điều thú vị về cầu Ba Cẳng ở Sài Gòn xưa

Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975. Tọa lạc ở góc đường Bãi...

Việt Nam – quốc gia thiếu ngủ?

Học sinh Việt Nam đang kêu cứu vì thiếu ngủ, khi mà tinh thần “thức khuya dậy sớm” vẫn được ngợi ca. Đầu năm nay, một nhóm học sinh phổ...

Exit mobile version