Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Các phản ứng cơ thể kỳ quặc khiến bạn khó hiểu

Thức dậy sớm sau đêm say xỉn, tay nhăn nheo khi gặp nước… là những bí mật về cơ thể chúng ta mà không phải ai cũng giải thích được.

Con người là sinh vật phức tạp nhất hành tinh, đến nỗi mà chính chúng ta đôi khi cũng không thể tự lý giải được bản thân. Từ đặc điểm sinh lý cho tới thói quen hàng ngày, các hành động, phản ứng không điều kiện… tưởng chừng đơn giản nhưng đều khiến giới nghiên cứu phải “nổ tung não” mà chưa chắc tìm được lời giải đáp.

Dưới đây là một vài hành động kì quặc của cơ thể chúng ta đã được lý giải bởi các nhà khoa học.

1. Giọng nói của chính mình khi nghe trên máy ghi âm

Có một sự thật mà tất cả chúng ta đều gặp phải – đó là thấy rất lạ khi được nghe giọng nói của mình qua những máy ghi âm. Phần lớn sẽ cùng tự đặt ra một câu hỏi: “Tại sao giọng nói của mình khi ghi âm lại lại tệ đến vậy?”

Các phản ứng cơ thể kỳ quặc khiến bạn khó hiểu
Câu hỏi mà ai cũng sẽ đặt ra khi nghe ghi âm giọng nói của mình: “Đây có phải giọng mình không ý nhỉ?”

Câu trả lời đã được các nhà khoa học tìm ra. Theo đó, giọng nói trong máy ghi âm mới là giọng nói thực sự của chúng ta mà những người khác cảm nhận được khi nghe.

Còn bình thường, âm thanh về giọng nói mà chúng ta tự nghe được của bản thân đã được não bộ “bóp méo” phần nào, đánh lừa và giúp chúng ta cảm thấy… sung sướng.


Máy móc không nói dối, vì vậy giọng nói trong máy ghi âm mới là giọng thật của bạn.

Cụ thể, trong bản năng của mỗi con người, não bộ tự quy ước rằng nam giới phải có giọng nói to và ấm, trầm trong khi nữ giới sẽ hấp dẫn hơn với giọng nói nhỏ nhẹ, thanh cao.

Do đó, khi nói hoặc hát, sóng được truyền từ thanh quản lên tới não sẽ bị “bóp méo” đi phần nào, khiến chúng ta luôn cảm thấy dễ chịu, thoải mái về giọng của mình.


Rõ ràng, không phải lúc nào tai cũng nghe chính xác.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến giọng nói của bạn tệ hơn khi ghi âm là do sóng âm được truyền ra không khí sẽ gặp các vật cản khác nhau. Vì vậy, chất lượng âm thanh không được tốt như khi truyền thẳng trong cơ thể bạn lên tới não bộ.

2. Da tay nhăn khi gặp nước

Đã bao giờ bạn để ý, khi ngâm mình trong nước bể bơi lâu hoặc đơn giản là khi tắm, da tay của mình bỗng nhiên trở nên nhăn nheo? Chắc chắn chúng ta đều đã gặp phải tình huống này nhưng có lẽ, không mấy người có thể hiểu được nguyên nhân sâu xa của hiện tượng trên.

Theo các chuyên gia sinh vật học, đây thực tế là một đặc điểm tiến hóa của tổ tiên con người từ thời xa xưa nhằm thích nghi với cuộc sống ở những nơi ẩm ướt.

Giới khoa học thường so sánh những nếp nhăn ở tay khi bị ướt cũng giống như rãnh được tạo nên trên lốp xe đạp. Cụ thể, đặc điểm này giúp tăng bề mặt tiếp xúc của tay khi chạm vào các vật khác, do đó tăng ma sát, độ bám cho đôi bàn tay.


Có một sự tương đồng lớn giữa da tay nhăn nheo với những rãnh khía trên lốp xe đạp.

Như vậy, từ cách đây hàng triệu năm, khi trình độ phát triển của con người còn hạn chế, da tay nhăn lại là một biểu hiện hỗ trợ việc sinh tồn tốt hơn.


Da tay nhăn giúp tổ tiên của chúng ta cầm, nắm vũ khí dễ hơn khi đối mặt với thú dữ.

Đặc biệt với những người cổ xưa sống tại các vùng đất ẩm ướt, da nhăn lại sẽ giúp họ cầm, nắm vũ khí chắc chắn hơn trong những cuộc đi săn hay đơn giản là tự bảo vệ mình trước thú dữ.

3. Đi tiểu nhiều hơn khi trời lạnh

Ít người để ý rằng, khi trời càng lạnh, con người có xu hướng đi tiểu nhiều hơn một cách bất thường. Nguyên nhân của phản ứng trên là do đâu?

Lời giải đáp nằm ở cơ chế hoạt động của cơ thể trong thời tiết lạnh. Khi nhiệt độ bên ngoài giảm, tất cả các bộ phận đều phản ứng theo hướng bảo toàn năng lượng và thân nhiệt.

Bên trong cơ thể, máu di chuyển ít hơn tới các bộ phận xa như tim, tập trung lại một số cơ quan quan trọng để giữ ấm, gọi là sự co mạch. Hệ quả tất yếu là huyết áp sẽ tăng lên cao hơn bình thường.

Để cân bằng cơ thể, thận hoạt động mạnh hơn nhằm kéo nước ra khỏi các cơ quan, giảm áp lực lên các thành mạch. Nước này sẽ được lưu trữ ở bàng quang với khối lượng lớn hơn bình thường và do đó, chúng ta sẽ đi tiểu nhiều hơn.

4. Thức dậy rất sớm sau một đêm say xỉn

Chúng ta thường nghĩ sau một đêm say rượu, con người sẽ ngủ một giấc rất sâu và thức dậy muộn vì khi đó, các bộ phận của cơ thể sẽ làm việc để loại trừ chất độc trong rượu.

Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Hầu như những ai đã từng say rượu sẽ đều trải qua cảm giác thức giấc giữa đêm rất khó chịu ngay sau khi uống say.


Ban đầu, rượu đưa ta vào giấc ngủ dễ dàng hơn…

Trên thực tế, trong nửa đầu của giấc ngủ, hóa chất trong rượu sẽ khiến bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn bình thường. Khi đó, gan sẽ hoạt động rất mạnh để loại bỏ ethanol trong rượu.

Suốt quãng thời gian đó, con người ngủ rất say và thậm chí không biết trời đất là gì. Tuy nhiên, ngay sau giai đoạn này, “hiệu ứng rượu phục hồi” xuất hiện.


…nhưng sau đó đánh thức giữa đêm và khiến ta không thể ngủ lại được nữa.

Các hóa chất trong rượu, nhất là ethanol có ảnh hưởng tiêu cực tới sự cân bằng của giấc ngủ REM (ngủ đảo mắt nhanh) của cơ thể. Do đó, trong nửa sau của giấc ngủ, rượu kích thích các hormone trong cơ thể, khiến ta dễ bị thức giấc và khi đã thức thì rất tỉnh táo, khó quay trở lại với giấc ngủ như trước.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Cracked, Scientific American, Mother Board, Pubs, Adcaps…

Ý nghĩa đích thực của bánh Chưng, bánh Dày

Chúng ta thường nghe nói về sự tích bánh chưng bánh dầy dựa theo Lĩnh Nam chích quái. Theo truyền thuyết “sau khi vua Hùng phá được giặc Ân, muốn...

Nam Kỳ Lục Tỉnh: Đất Nước Và Con Người

Trong lúc luận bàn và tìm hiểu văn hóa và con người trong vùng đất mới, đôi lúc tôi có đế cập đến con người và văn hóa vùng đất...

Hình ảnh về Sài Gòn năm 1990

Những sắc màu sinh động của của cuộc sống ở Sài Gòn năm 1990 đã được ghi lại qua ống kính của phó nháy người Pháp Jean-Michel Gallet. Giao thông...

Tìm hiểu lính thú thời xưa : Lính triều Nguyễn

Đây là loạt bài về lính thú thời xưa, bao gồm từ thời các vua Nguyễn cho đến thời Pháp thuộc. Việt Nam trong thời Pháp thuộc được chia thành...

Tại sao “con Cóc” lại “là cậu ông Trời”?

Bài viết này trả lời hai câu câu hỏi chúng ta thường đặt ra là tại sao con cóc là cậu ông trời? Và các tượng lưỡng cư ngồi ở...

Nửa hồn thương đau & bi kịch của một gia đình

Vào những năm của đầu thập kỷ 60, báo chí Sài Gòn xôn xao vụ ly dị của vợ chồng ca nhạc sĩ Phạm Đình Chương – Khánh Ngọc. Có...

Vài nét kiến trúc Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20

Hà Nội hôm nay đã thay đổi diện mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng từng có một Hà Nội rất khác trong...

Khám phá thú vị về nghề nghiệp xưa ở Việt Nam qua ảnh

Những thước ảnh quý giá này đang được lưu truyền rất nhiều trên mạng xã hội, giúp cho giới trẻ Việt Nam hiểu rõ hơn về nghề nghiệp ngày xưa...

Giải mã hình vẽ trống Đồng Ngọc Lũ: bộ lịch của người Việt cổ

Lời nói đầu:Theo sự phân loại của Hê-gơ, và bản tổng kê của các nhà khảo cổ tại miền Bắc, trong sách Thời Đại Đồng Thau, những trống đồng loại 1...

Chữ xuân trong “Truyện Kiều”

Truyện Kiều là di sản quý báu của nền văn học Việt Nam. Nó đi vào trí nhớ tôi từ lời hát ru của bà và giọng ngâm Kiều của...

Chợ Bến Thành mở đường nối Sài Gòn – Chợ Lớn làm một

Ngay khi chợ Bến Thành khai trương năm 1914, một đại lộ đã được khởi công nối Sài Gòn – Chợ Lớn đến nay vẫn thênh thang: Galliéni, hiện nay...

Nét văn hóa miền Tây

Vài chục năm trước, giao thông cách trở, chủ yếu là đường sông, nào tàu, nào ghe nào xuồng là những phương tiện thông dụng đi trên những con sông...

Exit mobile version