Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đầu cua tai nheo là gì?

Khẩu ngữ “Đầu cua tai nheo” được một số  tác giả và từ điển giải thích khác nhau.

Nếu Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên giảng đầu cua tai nheo nghĩa là “đầu đuôi sự việc” thì Từ Điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên lại giảng là: “Chỉ những chuyện chắp nhặt, không đâu vào đâu”.

Ngoài ra, nhóm tác giả Nguyễn Lực và Lương Văn Đang trong Thành ngữ Việt Nam lại giải thích đầu cua tai nheo nghĩa là “Mọi thứ, mọi chi tiết ngóc ngách (của sự việc, câu chuyện)”.

Chuyên nghiệp trong giao tiếp, làm sao để nói chuyện với người mà ...

Theo phép đối, đầu sẽ đối với đuôi nhưng trong khẩu ngữ này lại là tai; còn cua là danh từ chỉ con vật có tám chân hai càng thuộc loài giáp xác có phần đầu và ngực ẩn trong mai cứng, sẽ đối với một danh từ chỉ con vật thì trong khẩu ngữ này là nheo. Vậy tai nheo có nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, từ nheo có hai nghĩa:

(1) động từ chỉ hành động hơi nhíu lại (thường nói về mắt)

(2) danh từ chỉ một loại cá nước ngọt tên là cá nheo (Parasilurus asotus L.) thuộc họ cá nheo (Siluridae) – một họ cá da trơn, không có vảy, đầu hơi bẹp, miệng rộng và có hai râu dài ở hàm trên, bốn râu ngắn ở hàm dưới, vây lưng nhỏ còn vây hậu môn thì dài. Cá nheo được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là niềm ngư hay di ngư, gồm các bộ phận như thịt, mắt, gan, đuôi và nước dãi cá.

Như vậy, nheo trong đầu cua tai nheo chính là tên của con cá Nheo; vậy còn tai là gì?

Các quyển từ điển Hán Việt của các tác giả như Thiều Chửu, Trần Văn Chánh, Nguyễn Quốc Hùng đều giảng Tai là phiên âm Hán Việt của từ 鰓 (đọc là Sāi) có nghĩa là (cái) mang cá – tức cơ quan hô hấp của cá. Như vậy, tai nheo nghĩa là mang cá nheo.Cùng là động vật dưới nước và cùng thở bằng mang nhưng nếu đầu con cua mà đi với mang cá nheo thì rõ ràng là chuyện chắp vá chẳng đâu vào đâu.

Bí Mật Phong Thủy

Phong thuỷ thoạt nghe tưởng chừng mê tín, kỳ thực đó là một trong những sản phẩm trí tuệ của người Trung Quốc cổ xưa Lời nói đầu Tại các...

Chỉ vì yêu em nên anh vất vả trong Rong Rêu của NS Nguyễn Tâm

Khi cuộc tình đã xa, người tình đã bỏ ta mà đi, chúng ta chỉ biết nén nỗi đau âm thầm của từng vết kỷ niệm sẽ trở thành vết...

Trống đồng – vật linh thiêng của người Việt cổ

Theo sách Khảo công đồ ký một nhạc khí bằng đồng phải đảm bảo 17% thiếc trong hợp kim đồng, nhưng đằng này trống đồng Đông Sơn loại I Heger...

Tên gọi của những nút giao thông nổi tiếng Sài Gòn

Những tên gọi như ngã tư Hàng Xanh, ngã năm Chuồng Chó… được đặt cho các nút giao thông nổi tiếng ở Sài Gòn vốn dĩ xuất phát từ những...

Ẩn Dụ, Cuộc Phiêu Lưu Của Chữ (Kỳ 2)

Chương 2: Chữ nghĩa: chữ và nghĩa Chữ Nói đến chữ, ta thường nghĩ ngay đến chữ viết. Từ lâu, đó là cách chúng ta suy nghĩ về ngôn ngữ....

Thân Bá Phức-Thủ lĩnh tối cao của phong trào Cần Vương Yên Thế

I. MỘT SĨ PHU LÃO LUYỆN CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Thân Bá Phức (1822-1898), sinh trưởng trong một gia đình hào phú, thuộc hạng danh gia vọng tộc của...

Văn minh Lạc Việt và văn minh Điền Việt

TÓM TẮTVới tài liệu khảo cổ hiện thời, có vẻ thực tiễn để kết luận rằng Đông Sơn đã là điểm tựa trong thiên niên kỷ thứ nhất TCN của...

Lý giải tường tận con người Trần Thủ Độ

Giết hại hoàng tộc nhà Lý, cưới hoàng hậu nhà Lý cùng họ Trần, yêu cầu hoàng thân nhà Trần lấy người cùng họ – Những việc Trần Thủ Độ...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 6

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”?

Tại sao không gọi cái “báo giờ” hay “chỉ giờ” mà gọi cái “đồng hồ”? Tại sao không nói “làm một giờ”, “làm hai giờ” mà nói "làm một tiếng”,...

Quan hệ vợ cả vợ lẽ ra sao?

Ngoại trừ chế độ mẫu hệ, còn như trong chế độ phụ hệ người đàn bà chẳng mấy khi có chồng cả, chồng lẽ; ngược lại đàn ông năm thê...

Đâu rồi xích lô Sài Gòn xưa

Xích lô là một phượng tiện giao thông rất đỗi quen thuộc của người Sài Gòn những năm 50, 60 của thế kỷ trước. Thời ấy, người ta có thể...

Exit mobile version