Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Rùng mình với cách kiểm tra, giữ gìn trinh tiết thời Trung cổ

Trong xã hội Trung đại, trinh tiết được coi là thứ quan trọng nhất đối với một người phụ nữ. Người ta quan niệm rằng, một người con gái trước hôn nhân phải giữ gìn được trinh tiết của mình mới được coi là đức hạnh. Gắn liền với nó trong lịch sử là những câu chuyện kể “không tin nổi” về sự giữ gìn trinh tiết, vật dụng có 1-0-2 dùng để kiểm tra phẩm hạnh…

1. Thủ cung sa

Trong truyền thuyết và sử sách Trung Quốc, thủ cung sa là dấu vết chứng tỏ người con gái còn trinh tiết. Thủ cung vốn là một giống thạch sùng được nuôi bằng 7 cân chu sa khiến thân thể có màu đỏ. Người ta giã nát thủ cung bằng chày, lấy thứ nước đỏ như son này chấm một vết vào cánh tay cô gái.

Vết thủ cung sa này sẽ còn mãi, chỉ đến khi cô gái ngủ với một người đàn ông thì nó mới mất đi. Vì vậy, người Trung Quốc cổ đại thường dùng thủ cung sa để kiểm tra trinh tiết của các cô gái.

2.  Rau xà lách – “phụ kiện” kiểm tra trinh tiết thời Trung cổ

Từ thế kỉ XVI, phương pháp sử dụng xà lách đã được biết tới rộng rãi. Nó xuất phát từ cuốn sách có tên De Secretis Mulerium (Những bí mật của phụ nữ) của tác giả Albertus Magnus, ra đời năm 1505. Theo cuốn sách, chỉ cần cho một người con gái ngửi rau diếp hay rau xà lách, nếu như cô ta buồn nôn và đi vệ sinh thì chắc chắn cô gái ấy đã không còn trong trắng nữa. Tuy nhiên, độ tin cậy của thử nghiệm này thì thực sự vẫn chưa có căn cứ khoa học nào xác thực.

3. Sùng bái giọt máu hồng

Một số khu vực ở Afghanistan người ta cực kì sùng bái “giọt máu hồng”. Nếu cô dâu trong đêm động phòng không có những giọt máu hồng trên tấm ga trắng thì sẽ bị xem là đã mất trinh trước khi kết hôn. Chú rể có thể trả cô dâu về nhà mẹ đẻ, thậm chí, có thể giết chết cô dâu mà gia đình nhà gái không được dị nghị. Hơn nữa, nhà gái còn phải đưa em cô dâu ra thế chỗ chị.

4. Nhốt vào nhà vệ sinh hôi thối 

Với bộ lạc Ulatan ở Kerala ở phía Nam Ấn Độ, nếu biết cô dâu không phải là trinh nữ thì họ sẽ nhốt người đó vào nhà vệ sinh hôi thối suốt một đêm. Cô dâu thường sẽ ngất lịm bên trong nhà vệ sinh, đó là sự trừng phạt mà họ cho là cô xứng đáng phải chịu.

5. Cắt âm vật

Cắt âm vật là phong tục phổ biến ở nhiều nơi tại châu Phi và Trung Đông. Nghi thức này được tiến hành cho những bé gái từ 4 đến 8 tuổi. Mục đích cắt bỏ một phần cơ quan sinh dục là để tránh những khoái cảm tình dục, giúp nữ giới giữ trinh tiết trước khi kết hôn.

Việc cắt âm vật thường được tiến hành bằng dao kéo và nạn nhân không hề được gây mê. Điều này khiến các bé gái có thể bị nhiễm trùng, vô sinh, thậm chí tử vong vì mất quá nhiều máu.

6. Đai, khóa trinh tiết thời Trung cổ

Ở phương Tây, trong thời kì đêm trường Trung cổ, những chiếc đai, khóa trinh tiết đã vô cùng phổ biến, đặc biệt trong tầng lớp quý tộc. Chiếc đai cổ nhất được tìm thấy ra đời khoảng thế kỉ thứ XVI. Nó còn được gọi là “đai Florence”, được các quý ông dùng để bảo vệ người phụ nữ của mình khi đi chinh chiến xa nhà tới hàng năm trời.

Đai trinh tiết có cấu tạo khá đơn giản, hao hao giống quần lót bằng sắt, gồm 2 miếng kim loại ghép vào nhau, nối với một vòng khóa quanh bụng. Dưới đáy của loại khóa này khoét 2 cái lỗ, để phục vụ cho việc… đi vệ sinh của người mang nó. Tất nhiên, chiếc đai này bị khóa lại và người nắm giữ chìa khóa chính là các đức lang quân.

Song, chính những người đàn ông cũng có đai trinh tiết cho riêng mình. Dưới thời trị vì của nữ hoàng Victoria, năm 1876, Stephenson đã phát minh ra chiếc đai đầu tiên cho nam giới xuất phát từ hình dạng của vòi ấm đun nước. “Cậu nhỏ” sẽ có một vòi riêng bảo vệ thoải mái, đính vào thắt lưng da, giúp các bà vợ yên tâm rằng chồng mình sẽ không bị ai quyến rũ

Tìm hiểu xe của Tổng thống Mỹ

Xe tổng thống Mỹ nặng bao nhiêu tấn? Xe tổng thống Mỹ nặng bao nhiêu tấn là câu hỏi nhiều người đặt ra khi biết được sự trang bị tối...

Vài nét về việc thi võ ở Đại Việt thời xưa

Đại Việt có một lịch sử nhiều binh đao, và người Việt xưa cũng vì thế mà coi trọng võ học. Tuy nhiên hệ thống thi cử tuyển võ quan...

Tổ tiên người Trung Quốc là ai, nếu không phải người Việt?

Từ những khảo cứu sai lầm và xuyên tạc sự thật, giới học giả Trung Quốc cho rằng người từ châu Phi tới Hoa lục làm nên cộng đồng Bách...

Nhớ mãi “Tuấn. chàng trai nước Việt”

Nhà văn, nhà thơ Nguyễn Vỹ sinh năm 1910 (?) , trong một gia đình nhà Nho có truyền thống yêu nước ở làng Tân Phong, huyện Đức Phổ, tỉnh...

Ẩm thực đường phố Sài Gòn trước 1975

Dù đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng khi kí ức về những gánh hàng rong, về tiệm phá lấu, hủ tíu dạo, hay gánh mía ghim của tuổi thơ...

Tại sao có tên gọi là “Áo bà ba”?

“Áo bà ba” là loại áo phổ biến ở miền quê Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ. Về tên gọi “áo bà ba” bắt nguồn từ đâu có nhiều...

Vị cua cuối cùng

Cuộc đời của vua cuối cùng của nhà Nguyễn cũng chế độ phong kiến ở nước ta. Ông đã trải qua nhiều biến cố lịch sử để rồi tên tuổi...

Chợ Đông Ba – nơi lưu giữ tinh hoa của xứ Huế

Chợ Đông Ba được coi là nơi lưu giữ những tinh túy văn hóa đặc sắc của Cố đô Huế. Tại khu chợ lâu đời này, du khách có thể...

Những bức ảnh quý giá về Đà Lạt thời Pháp thuộc

Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Hãy cùng chúng tôi khám phá những bức ảnh...

Ảnh chưa từng công bố về chợ Đà Lạt thập niên 1960

Chợ Đà Lạt khánh thành năm 1960, là một trong những chợ lầu đầu tiên ở Việt Nam. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, chợ đã được coi...

Chương trình Đố vui để học xưa

Giữa thập niên 1960, trên Đài truyền hình Sài Gòn có chương trình Đố vui để học được học sinh đô thị xem nhiều và rất say mê, đến giờ,...

Những bức ảnh về một Sài Gòn xưa rợp bóng cây

Hàng me cổ thụ xanh rì, cây gòn trăm tuổi như ông lão áo mão tôn nghiêm, hàng xà cừ đại thụ… mang đến không gian trong lành cho đường...

Exit mobile version