Nhóm máu Bombay, Rh-null, Lutheran, Rh âm tính là những loại máu hiếm nhất thế giới bởi tỷ lệ người sở hữu ít hơn một trong 1.000 người.
Theo MT, hiện có 35 hệ thống nhóm máu được công nhận và được chia thành 8 loại máu cơ bản là A, AB, B, O và các biến thể dương tính (+) hoặc âm tính (-) của chúng.
Theo American Red Cross, loại máu hiếm gặp nhất là AB (-) với số người da trắng sở hữu chỉ 1%. Máu B (-) và O (-) cũng chỉ chiếm ít hơn 5% dân số thế giới với mỗi loại.

Ngoài ra còn có các loại máu rất hiếm khác và ít được nhắc tới.

Máu Rh-Null

Nhóm máu Rh-null được phát hiện đầu tiên vào năm 1961 từ một người phụ nữ thổ dân Australia. Đến tận năm 2010, có thêm 43 người được phát hiện sở hữu nhóm máu này, trong đó chỉ có 9 người đồng ý hiến tặng.
Rh-null không hề chứa kháng nguyên nào trong hệ Rh nên nó rất hiếm và đặc biệt. Việc máu không chứa kháng nguyên cho phép nó có thể truyền cho tất cả các nhóm máu trên thế giới, kể cả nhóm máu thuộc hệ Rh- thuộc dòng cực hiếm.

Nhóm máu Bombay

Nhóm máu này được phát hiện năm 1952 tại Bombay, Ấn Độ. Điều đặc biệt của nhóm máu này là nó thiếu các kháng nguyên A, B và H. Những người mang loại máu hiếm này chỉ có thể nhận máu từ một cá nhân mang nhóm máu Bombay khác.
Theo ước tính, tỷ lệ người sở hữu nhóm máu Bombay là một trong 1.000.000 người ở châu Âu và một trong 10.000 người Ấn Độ.

Máu The Lu (ab-) hoặc Lutheran

Nhóm máu hiếm này được phát hiện đầu tiên từ một bệnh nhân tên Luteran vào năm 1945. Kiểu hình Lu (ab-) vô cùng hiếm, tỷ lệ người sở hữu nhóm máu này là khoảng một trong 3.000 người.

Máu Rh âm tính

Rh (-) không phải hiếm nhưng cho đến nay các nhà học vẫn chưa thể xác định nguồn gốc của nhóm máu này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, những người mang nhóm máu này là kết quả của một đột biến ngẫu nhiên hoặc là hậu duệ của một tổ tiên khác.
Có một số bằng chứng cho thấy, nhóm máu Rh (-) đã xuất hiện từ khoảng 35.000 năm trước. Nhóm máu này không theo con đường tiến hóa thông thường và ít có khả năng đột biến nhất trong tất cả các loại máu.