Sâu răng là một trong những căn bệnh rphổ biến nhất hiện nay. Theo thống kê, có khoảng 80% dân số thế giới bị sâu răng ở mọi lứa tuổi. Hầu hết ai cũng bị sâu răng một lần trong đời. Sâu răng không chỉ gây đau đớn và còn ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của chúng ta.

Vậy, bệnh sâu răng là gì, ảnh hướng tới sức khỏe ra sao, hình thành như thế nào và cần làm gì để phòng ngừa sâu răng?

Sâu răng là gì?

Bệnh sâu răng là quá trình vi khuẩn tiếp xúc và tấn công cấu trúc răng làm bong lớp bề mặt cứng bảo vệ bên ngoài của răng (men răng). Sau đó vi khuẩn bám vào bề mặt và tấn công răng tạo thành những lỗ thủng trên răng.

Sâu răng không xuất hiện đột ngột mà âm thầm diễn ra từ năm này sang năm khác, từ nông đến sâu, từ nhẹ đến nặng. Lúc đầu, bạn sẽ không có bất cứ cảm giác gì nhưng đến khi bị nặng, các cơn đau sẽ đến một cách dữ dội buộc bạn phải nhờ tới sự trợ giúp của nha sĩ.

Nguyên nhân gây sâu răng?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây sâu răng chính là thực phẩm chúng ta vẫn sử dụng để duy trì sự sống.

Miệng của con người chứa hàng trăm vi khuẩn nhưng không phải tất cả các vi khuẩn đều có hại. Bên cạnh những vi khuẩn khác gây bất lợi cho sức khỏe và gây hại cho răng còn có những vi khuẩn cần thiết giúp cho hệ thông miễn dịch của chúng ta hoạt động hiệu quả hơn.

Khi bạn tiêu thụ những loại thực phẩm có đường và tinh bột ( kẹo, nước ngọt, bánh, sữa,…), chủng vi khuẩn gây sâu răng mutans streptococci sẽ sử dụng đường làm nguồn năng lượng và tạo ra các loại axit tấn công men răng. hòa tan hoặc khử khoáng men răng.

Men răng là lớp bảo vệ màu trắng, cứng đóng có vai trò làm tấm lá chắn bảo vệ răng khỏi bị hư hại. Nhưng men răng không phải là “tường đồng vách sắt”, không thể bảo vệ răng vĩnh viễn trước sự tấn công ồ ạt của các loại axit này. Axit sẽ trung hòa các khoáng chất như canxi và photphat có trong men răng khiến chúng trở nên “yếu đuối”. Quá trình này diễn ra từ từ cho đến khi hình thành các lỗ rất nhỏ trên răng, đây là dấu mốc khởi đầu cho quá trình sâu răng.

Khi mới bị sâu răng, bạn sẽ không cảm nhận được bất kỳ sự bất ổn hay đau đớn nào. Nhưng khi mất đi sự cân bằng giữa việc tiêu thụ đường và tăng cường men răng, các axit đã tạo được những vùng bị sâu có màu đen thì bạn có thể cảm nhận được “điều kỳ lạ” khi ăn đồ nóng, lạnh,… thậm chí là đau nhức khi nhai thức ăn.

Khi vùng sâu đã tiến vào phần mềm của răng, nó sẽ nhanh chóng lớn hơn. Nếu không được chữa trị để ngăn chặn thì phần sâu răng sẽ tiến dần tới tủy khiến bạn đau nhức dữ dội.

Khi đã bị viêm tủy cấp tính mà không được chữa trị, răng sẽ chết, lượng vi khuẩn gây bệnh sản sinh ra nhiều hơn. Tủy răng bị hỏng không được lấy ra gây nhiễm trùng đi vào xương, vùng quanh chóp răng, xương hàm gây sưng hoặc viêm xương hàm.

Các cách phòng ngừa sâu răng?

  • Tránh ăn đồ ngọt, uống nhiều nước.
  • Chăm sóc răng miệng: đánh răng sau mỗi bữa ăn và dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Bạn có thể xem nha sĩ hướng dẫn cách đánh răng đúng cách tại đây.
  • Khám nha khoa định kỳ để kiểm tra răng, phát hiện răng sâu sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.