Dù trải qua nhiều biến động lịch sử nhưng những gì là nguồn cội, gốc gác vẫn ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Chẳng thế mà từ bao đời nay, chúng ta vẫn cứ nôn nao đón chờ ngày Tết Nguyên đán để được lân lân trong niềm hạnh phúc đoàn tụ với gia đình . Bên cạnh đó một biểu hiện sâu sắc và tối thượng của tinh thần truyền thống nhưng ít được lưu ý chính là cách đặt tên theo công thức “Năm-văn, Nữ-thị”. Tuy nhiên lí do vì sao thì đến nay vẫn còn khá nhiều giả thuyết chưa được xác thực.

Trong cấu trúc họ tên của người Việt Nam, phần đông chúng ta được đặt theo công thức: Họ + Tên Đệm + Tên Chính. Riêng về Họ và Tên chính đã được tổ tiên sử dụng cách đây 2000 năm, từ thời Hùng Vương với những vị vua Hùng Hiến, Hùng Lân,Hùng Huy, Hùng Vũ, Hùng Việp đến các triệu đại lịch sử như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Lý Bí, Ngô Quyền. Dù đến nay có nhiều tài liệu nghiên cứu khác nhau nhưng các nhà sử học vẫn chưa thể đưa ra mốc thời gian chính xác của nguồn gốc đặt tên “Nam-văn, Nữ-thị”. Mãi đến gần đây người ta mới đưa ra một số lí giải dựa trên các căn cứ về đời sống, văn hóa của các thế hệ người Việt đi trước.

23317279535188a4ddfe855e397fdae2

Một biểu hiện sâu sắc và tối thượng của tinh thần truyền thống nhưng ít được lưu ý là cách đặt tên theo công thức “Năm-văn, Nữ-thị”. Ảnh: Pinterest

d1c57ead54b4762e6d331833d49bc22b

Có nhiều lý giải khác nhau về nguồn gốc của kiểu đặt tên “nam-văn, nữ-thị”. Ảnh:Pinterest

1. Sĩ, nông, công, thương

Trong xã hội truyền thống Việt Nam tồn tại bốn giai cấp bao gồm sĩ, nông, công, thương mà trong đó “sĩ” là tầng lớp cao nhất và được mọi người kính trọng hơn cả. Điều kiện chủ chốt để đặt chân vào tầng lớp này chính là “văn”, tức khả năng văn thơ thi phú. Như chúng ta đã biết trong các triều đại phong kiến, chỉ có đàn ông mới là thành phần được trọng dụng. Nói như ông bà xưa thì “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”, ý nói một người con trai bằng mười con gái. Chính vì vậy chữ “văn” thường được đặt kèm theo tên của cánh mày râu ví như ước mơ của bậc cha mẹ muốn con cái được công thành, danh toại. Ngược lại từ “thị” để ám chỉ tên của một người phụ nữ trong xã hội cũ.

Nguyễn Du cũng từng miêu tả Kim Trọng với từ “văn” đầy kính trọng và toát lên vẻ thư sinh:

“Trông chừng thấy một văn nhân,

Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.

Đề huề lưng túi gió trăng,

Sau chân theo một vài thằng con con”.

cc9346d6a14b5162de857c50a5a1832e

Xã hội ngày xưa trọng đàn ông giỏi “văn thơ thi phú”, đặt tên đệm là văn thể hiện mong muốn của bậc sinh thành. Ảnh: Pinterest

fda22bcc29f135d5e4e6df1c482504a7

Chữ “thị” để phân biệt giữa đàn ông và phụ nữ trong xã hội cũ. Ảnh: Pinterest

2. Bị ảnh hưởng bởi tiếng Ả Rập?

Cách lý giải thứ hai do PGS.TS Lê Trung Hoa đề xuất. Theo đó chữ lót “văn” có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập. “Ben” nghĩa là con trai và “thị” xuất phát từ tiếng “binti” được hiểu là con gái. Trong quá trình giao thương mua bán, người Việt đã bị tác động gián tiếp và lâu dần và đọc lái chúng thành từ văn và thị như chúng ta biết ngày nay. Một ví dụ cụ thể là trong tiếng Ý có từ “Ciao” tương đương với từ “xin chào” trong tiếng Việt.

3. Tục xăm mình và mối liên hệ đặt tên

Đây là giải thiết thứ 3 cũng là điều được đa sống mọi người chấp nhận. Theo Đại Việt sử ký toàn thư hay Lĩnh Nam chích quái thì cách đây 2000-3000 năm về trước, người dân chúng ta có tục lệ xăm mình.

Do xưa kia thường có rất nhiều loài thuồng luồng, thủy quái ghê rợn nên việc xăm mình chủ yếu thể hiện quyền uy của tộc người và từ đó mới có thể bắt hạ được chúng. Theo đó đến thời Trần tục xăm mình vẫn còn rất thịnh và được dân chúng đón nhận. Chẳng thế mà trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông, hết thảy đội quân Đại Việt đã khắc lên tay hai chữ “Sát Thát” để nêu cao hào khí oai hùng. Mãi cho đến tận bây giờ, xăm mình vẫn trở thành một nét đặc tthù của người đàn ông. Từ đó nhiều người cho rằng tên Trần Văn Phi, nghĩa là tên của một người đàn ông họ Trần tên Phi có xăm mình, Đào Văn Duy nghĩa là người đàn ông họ Đào tên Duy có xăm mình. Tên đệm “văn” biểu thị cho đặc tính xăm mình của cánh mày râu là như vậy.

Cau_1_1

Người Việt cổ có tục xăm mình cho đàn ông, dùng để hù dọa kẻ thù và thủy quái trong các cuộc chiến lớn. Ảnh: Zing.vn

Cau_3_1

Lúc bấy giờ hình xăm thể hiện quyền uy của người đàn ông. Ảnh: Zing.vn

Bên cạnh đó, chữ “thị” có nguồn gốc từ tiếng Hán, viết là 氏. Thị là một từ để phụ nữ dùng để xưng hô hoặc đôi khi được sử dụng ở ngôi thứ ba với ý nghĩa coi thường, rẻ rúng. Chẳng hạn Kim Lân đã dùng từ “thị” để gọi người đàn bà trong truyện ngắn Vợ nhặt hay Nam Cao cũng dùng danh từ nhân xưng này cho nhân vật của mình trong truyện ngắn Chí Phèo. Tuy nhiên theo “Hiện đại Hán ngữ từ điển” thì từ thị “đặt sau họ của người phụ nữ đã có chồng, thường thêm họ chồng vào trước họ cha để xưng hô”. Ví dụ như Hồ Lan thị là người phụ nữ có họ cha là Lan còn họ chồng là Hồ.

Tuy nhiên cũng có một số người dựa theo các truyền thuyết, truyện cổ tích hay ca dao dân gian để lí giải về chữ thị. Theo đó danh từ này thể hiện sự nết na, thùy mị, đoan trang của người phụ nữ và được ví như hương thơm mộc mạc mà đằm thắm của quả Thị trong truyện cổ Tấm Cám. Trái thị đó, là kết tinh của phẩm giá người phụ nữ Việt Nam qua bao đời. Cũng theo cách lý giải này thì tên người đàn ông thực chất chỉ là Nguyễn Bình, Trần Hoàng, phụ nữ thì Đoàn Mai, Lý Hoa, còn văn và thị chỉ là từ chỉ xác định. Do đó từ thời xa xưa chữ văn trong Nguyễn văn Bình, thị trong Lý thị Hoa thường không được viết hoa vì thực chất chúng không phải tên riêng.

Thiết kế không tên

Ảnh: Zing.vn

hs_piyq

Suy cho cùng để cóa được cái tên, cái họ là cả quá trình gìn giữ để bảo tồn văn hóa người Việt sau hàng nghìn năm bị đô hộ. Ảnh: Tạ Thúc Bình

Lời kết:

Như vậy dựa trên những lý giải về tục xăm mình từ thời khai thiên lập địa qua các triều đại lịch sử, dễ dàng nhận thấy đó là luân chứng có cơ sở và được đồng thuận nhiều nhất tính đến thời điểm hiện tại. Dù hiện nay có khá nhiều bộ phận giới trẻ, nhất là giới nữ không thích tên lót có chữ “thị” vì nó có vẻ không hay.

Điều đó không có gì là sai cả, khi sống trong thời đại mà diện mạo và nhan sắc lên ngôi thì cả cái tên cũng cần nghe sao cho thật oách. Thế nhưng suy cho cùng đó vẫn chỉ là tên đệm, mà tên đệm thì cũng chẳng gọi ra để làm gì. Chẳng hạn không ai gọi “Thị Hồng Thắm”, ‘Thị Mai Lan” bao giờ cả. Thậm chí nếu nhìn lại lịch sử đấu tranh của tổ tiên để giữ gìn tiếng nói, để không bị lai căn bởi người Hán, sau này là người Trung Hoa, rồi Nhật, Pháp, Mỹ thì e rằng việc xấu hổ này theo mình là không được chính đáng cho lắm.