Trên thực tế, xác suất thiệt mạng trên một chuyến bay thương mại là vô cùng thấp, chỉ ở mức 1 trên 9 triệu người. Tuy nhiên, nếu xui xẻo đến mức gặp phải, ở độ cao hơn 10,000 m so với mặt đất, mỗi quyết định của bạn sẽ mang ý nghĩa sống còn.
Khoảng 95% các vụ tai nạn máy bay đều có người sống sót. Do đó, ngay cả khi điều xấu nhất xảy ra, mọi việc chưa hẳn đã tồi tệ như bạn nghĩ. Hãy học cách chuẩn bị cho an toàn khi bay, giữ bình tĩnh khi xảy ra tai nạn và sống sót!

Khi máy bay rơi tự do, cơ thể con người phản ứng như thế nào?

Đối với hành khách trên máy bay, khi gặp vùng nhiễu khí khiến máy bay rung lắc hoặc rơi tự do, cơ thể ngay lập tức có phản ứng hẫng hụt. Phản ứng này thường xuất hiện khi đi thang máy, đang ngủ say chợt tỉnh giấc…
Nguyên nhân là do hoạt động của cơ quan tiền đình ở tai trong cơ thể người. Đây là nơi có hệ thống lông và dịch chuyên trách cung cấp thông tin về chuyển động, trọng lực cho não bộ. Chúng phát tín hiệu về việc thay đổi gia tốc đột ngột tới trung ương thần kinh, kết nối với các giác quan 24/24.
Nói một cách đơn giản, đây là hệ thống cảm nhận thông tin cảm giác cơ bản của con người. Nếu bị rơi tự do quá đột ngột, hệ thống tiền đình bị kích ứng mạnh, gây ra những phản ứng khó chịu như cơ thể cứng ngắc, chỉ muốn ở dưới thấp, bị té ngã, buồn nôn, mất phương hướng, ù tai thậm chí choáng váng.
Những hiện tượng rung lắc đột ngột là nguy hiểm tiềm tàng với trẻ em
Những hiện tượng rung lắc đột ngột là nguy hiểm tiềm tàng với trẻ em
Nếu trẻ em đi máy bay mà gặp phải “sát thủ” vô hình này thì thật đáng lo ngại. Ở trẻ nhỏ, phần đầu có trọng lượng và thể tích khá lớn so với cơ thể, khối cơ ở cổ còn yếu nên nếu bị rung lắc mạnh, đột ngột, rất dễ dẫn tới những chấn thương mạnh.
Tuy nhiên, phần lớn những “vùng nhiễu động” đều diễn ra trong thời gian ngắn nên số lượng những tai nạn đáng tiếc vì hiện tượng này thường hiếm khả năng xảy ra.

Vì sao máy bay lại bị chao đảo và rơi tự do?

“Sát thủ ẩn mình trong không trung” là những mỹ từ mà các nhà khoa học dành tặng cho “vùng nhiễu động khí” – nguyên nhân khiến máy bay chao đảo và có thể gặp sự cố. Hiểu một cách đơn giản, đây là vùng trời mà ở đó có sự chuyển động hỗn loạn của các khối không khí.
Trời quang mây tạnh nhưng nguy hiểm khó lường luôn chờ đón các chuyến bay
Trời quang mây tạnh nhưng nguy hiểm khó lường luôn chờ đón các chuyến bay
Theo nguyên lý thông thường, gió thổi ngang, trên mạnh dưới yếu, càng lên cao không khí càng loãng. Tuy nhiên, ở những “vùng nhiễu động khí”, điều này không xảy ra. Tại đó, không khí và gió chuyển động lên xuống, ngang dọc không ngừng, hỗn loạn và thay đổi vận tốc liên tục, tạo các dòng xoáy trong khoảng thời gian ngắn.
Giới khoa học gọi đây là một trong những kẻ thù nguy hiểm nhất của máy bay. Bởi lẽ, nếu chỉ sử dụng radar thông thường, không thể phát hiện vị trí của những “vùng nhiễu động khí” này. Chúng thường xuất hiện ở độ cao từ 7-12km hoặc gần các vùng núi cao, tại vùng trời quang, ít mây – địa điểm ưa thích của các phi công.
Phản ứng cơ thể khi máy bay rơi và cách
Mô tả phản ứng máy bay rơi tự do khi bay vào vùng nhiễu động
Phản ứng cơ thể khi máy bay rơi và cách
Cơ chế vận hành của “vùng nhiễu động khí”
Sự gia tăng tình trạng biến đổi khí hậu chính là nguyên nhân làm tần suất “sát thủ” này xuất hiện nhiều hơn. Theo dự đoán, tới đây tần suất ấy sẽ tăng từ 40-170% khi lượng CO2 thải ra môi trường tăng gấp đôi so với thời kì cách mạng công nghiệp.
Theo các chuyên gia, phản ứng như vậy của máy bay là hoàn toàn bình thường. “Vùng nhiễu động khí” chẳng khác nào “ổ gà, ổ voi” trên đường bay cả. Khi gặp phải nó, với sức gió thay đổi, đảo chiều liên tục, tất yếu dẫn tới hiện tượng máy bay rung lắc làm xáo trộn đồ dùng, vật dụng trong máy bay cũng như khiến hành khách một phen chao đảo. Nói một cách đơn giản hơn, máy bay đi bị “xóc” khi đi vào “vùng nhiễu động khí”.

Bí kíp tránh chấn thương nặng khi máy bay bị rung lắc

Vậy chúng ta cần chuẩn bị và làm gì khi gặp phải hiện tượng máy bay rung lắc như trên? Trước hết cần tuyệt đối bình tĩnh, tránh hoảng loạn thái quá.
Phản ứng cơ thể khi máy bay rơi và cách
Bình tĩnh và lường trước các tình huống xảy ra là chìa khóa của sự sống còn
Điều thứ hai đó chính là phải tuân thủ và chấp hành mọi quy tắc an toàn được tiếp viên hàng không nhắc nhở khi lên máy bay. Hãy đọc và làm theo đúng những quy tắc về tư thế ngồi, dây an toàn, các dụng cụ hỗ trợ khẩn cấp như mặt nạ dưỡng khí, áo phao…
Phản ứng cơ thể khi máy bay rơi và cách
Thứ ba, bạn có thể lên kế hoạch và chủ động chọn cho mình một chỗ ngồi an toàn trên máy bay. Theo tạp chí Popular Mechanics năm 2007, đuôi máy bay là khu vực ngồi an toàn nhất. Trong các vụ tai nạn hàng không, tỉ lệ sống sót của những hành khách ngồi đuôi là 69% hơn hẳn 56% ở cánh và 49% ở đầu máy bay.
Phản ứng cơ thể khi máy bay rơi và cách
Tư thế ngồi an toàn nhất khi máy bay gặp sự cố
Cuối cùng, hãy nhớ kĩ rằng khi xảy ra sự cố máy bay, trong trường hợp xấu nhất là máy bay rơi, luôn có những khoảng thời gian gọi là “golden time” (thời gian vàng). Đây là quãng thời gian ngay sau khi máy bay bị tai nạn, kéo dài khoảng 2 phút. Đó cũng là thời gian bạn dễ dàng sống sót nhất nếu thoát được khỏi máy bay. Vì vậy hãy luôn sẵn sàng và thật nhanh nhẹn khi được các tiếp viên yêu cầu di chuyển.
Phản ứng cơ thể khi máy bay rơi và cách
Bạn có 2 phút trong khoảng “thời gian vàng” để thoát khỏi chiếc máy bay gặp nạn
Tạm kết: Tất cả những “bí kíp” trên đây nên được thực hiện trong mọi chuyến bay để đảm bảo sự an toàn của bản thân. Dẫu sao, các bạn hãy cứ vững tâm bởi máy bay là phương tiện an toàn nhất thế giới với tỉ lệ tử vong là 1/7.000.000, thấp hơn cả tỉ lệ trúng xổ số độc đắc.