Sặc sữa, sặc cháo là chuyện rất thường gặp trong các gia đình đang nuôi con nhỏ. Nhiều cha mẹ nghĩ đây là chuyện khá bình thường nhưng thực tế cho thấy không phải vậy. Nếu không biết cách xử lý kịp thời khi trẻ bị sặc cháo, sặc sữa sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí đáng tiếc là có thể thiệt hại tính mạng của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần phải trang bị kiến thức cần thiết để biết cách xử lý kịp thời để cứu con, tránh xảy ra điều đáng tiếc.

Những câu chuyện đáng tiếc vì không biết cách sơ cứu khi trẻ bị sặc:Trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện ở một số bộ phận trong cơ thể, chính vì vậy khi bị sặc sữa, cháo, bột khiến trẻ rất dễ bị nghẹt thở. Khi trẻ bị sặc, sữa, cháo, bột sẽ tràn vào khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang, làm tắc các đường hô hấp hoặc cản trở quá trình trao đổi khí giữa phế nang và mao mạch, do đó có nguy cơ dẫn đến tử vong.Vì vậy cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần phải phải nhanh chóng sơ cứu và xử lý ngay lập tức để tránh điều đáng tiếc xảy ra với con em mình. Đã có không ít các trường hợp trẻ tử vong rất đáng tiếc đã xảy ra chỉ vì không có kinh nghiệm sơ cứu cho trẻ khi bị sặc. Các bác sĩ khẳng định, các bé hoàn hoàn có thể cứu sống nếu được cấp cứu tại nhà kịp thời.

Tháng 9/2017, liên tiếp xảy ra các vụ sặc sữa, cháo khiến trẻ tử vong. Ngày 23/9/2017, bé T sống ở quận Thủ Đức (Tp.HCM) được bảo mẫu cho ăn cháo, sau đó có biểu hiện khó thở, tím tái và được chuyển gấp vào bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở, bé không qua khỏi và được xác định nguyên nhân là do sặc cháo.Ngày 25/9/2017, 1 cháu bé 9 tháng tuổi sống ở Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cũng bị tử vong và nguyên nhân được xác định là do sặc sữa. Bé được cho bú bình, đang uống thì bị ho sặc sụa rồi lịm dần đi, tuy được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa, cháo

Khi trẻ bị sặc sữa, cháo, bột hoặc bị hóc các dị vật đường thở thường có những biểu hiện có thể nhận ra được đó là: Trẻ đang bú, đang ăn, đang chơi đột ngột ho dữ dội, mặt tím tái, chân tay cứng đờ, không thể khóc, chỉ kêu ú ớ, hơi thở đứt quãng, cơ thể có thể co giật. Bé có thể bị nôn ra sữa,… Trường hợp nặng có thể thức ăn sẽ trào ra từ đường mũi, miệng. Có 3 bước xử lý nhanh chóng khi trẻ bị sặc

Bước 1: Khi thấy trẻ có biểu hiện sặc sữa, cháo (sặc sụa, khó thở, tím tái…), ba mẹ ngay lập tức đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống thấp hơn ngực. Trong trường hợp trẻ đã lớn hơn và nặng, nên đặt bé nằm xuống đùi của ba mẹ. Một tay giữ bé, một tay dùng lòng bàn tay vỗ thật mạnh 5 – 7 cái vào lưng bé – chỗ giữa hai xương bả vai, hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài.Quan sát vùng họng và mũi bé, dùng miệng hút mạnh vào mũi, miệng trẻ, hút kỹ những sữa, cháo còn đọng ở họng và mũi trẻ càng nhanh càng tốt. Khi hút xong, nên kích thích mạnh để trẻ khóc và thở được.

Dùng phần cườm tay vỗ mạnh vào lưng trẻ 5-7 cái (Ảnh: Internet)

Bước 2: Nếu bé vẫn tím tái, các mẹ thực hiện ngay động tác ấn ngực. Lật bé nằm ngửa bằng cách đỡ đầu trẻ và kẹp giữa 2 đầu gối, đầu thấp hơn thân.Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải ấn mạnh vùng dưới xương ức 5 lần liên tiếp, nếu trẻ vẫn thấy khó thở thì lặp lại động tác ấn ngực này.Nếu trẻ hồng hào, chuyển đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để bác sĩ tiếp tục theo dõi

Bước 3:Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng. Luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở. Và đừng quên nhờ người trợ giúp gọi 115 ngay khi có thể.

Bước 4:Nếu trẻ ngừng thở, ngừng tim cần nhanh chóng chuyển sang thổi ngạt, ấn tim kết hợp đưa đến cơ sở y tế gần nhất:+ Thổi ngạt: Đặt trẻ nằm ngửa, đầu ngửa ra để đường thở thông thoáng. Ba mẹ hít một hơi thật sâu rồi áp miệng qua mũi và miệng của trẻ rồi thổi mạnh. Thổi liên tiếp 2 cái, nếu thấy lồng ngực trẻ có lên xuống thì mới đúng kỹ thuật.

+ Ấn tim: 2 ngón tay cái đặt chồng lên nhau, các ngón tay còn lại ôm ngực bé và đặt dưới đường nối hai vú. Bắt đầu ấn 100 lần/phút. Trường hợp kết hợp thổi ngạt và ấn tim, thực hiện 5 lần ấn tim và 1 lần thổi ngạt.

Kết hợp ấn tim và thổi ngạt cho đến khi trẻ tự thở lại được hoặc cho đến khi có phương tiện cấp cứu tới (Ảnh: Internet)

Lưu ý: Không cố dùng tay cho vào họng trẻ để móc dị vật ra vì điều này có thể làm cho dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng, làm trẻ khó thở hơn. Không ngừng ấn tim, thổi ngạt khi trên đường chuyển bé đến cơ sở y tế nhằm giúp não của trẻ không bị thiếu oxy.

Cách phòng chống sặc sữa, cháo cho trẻ: Khi cho trẻ ăn, bú cha mẹ cần quan sát con thật kỹ, động tác mút sữa và nuốt xuống nhịp nhàng. Con nuốt xong lại bút tiếp, bé bú nhanh quá sẽ rất dễ bị sặc. Sau khi bú xong thì bế trẻ lên, vỗ nhẹ vào vai giúp bé ợ hơi, không vỗ nặng sẽ khiến trẻ dễ sặc. Nếu trẻ bú bình, cha mẹ cần kiểm tra núm vú sao cho lỗ thông núm ti không quá rộng, khiến sữa chảy nhanh bé sẽ uống không kịp. Không cho trẻ ăn uống khi nằm hay khi ngủ, khuyến khích trẻ không nên chạy nhảy, cười đùa trong khi ăn.

Cho trẻ ăn từ từ từng muỗng nhỏ, không la mắng ép trẻ ăn nhanh vì nếu trẻ khóc hay nuốt vội vàng sẽ dễ làm trẻ sặc.Khi cho bú nên bồng trẻ trên tay với tư thế đầu và vai cao hơn chân, khi trẻ ọc sữa nghiêng đầu trẻ sang một bên để chất nôn không vào đường thở. Lấy hết các hạt trong trái cây khi cho trẻ ăn những loại quả như dưa hấu, mãng cầu, nhãn…Kiểm tra cẩn thận thực phẩm khi chế biến, nhất là các loại cá, tôm, cua… Trước khi đem chế biến phải xay nhuyễn thật nhỏ, sau đó dùng vải lọc kỹ càng phần thịt, xương và vỏ.Trẻ vừa ăn xong hãy cho trẻ uống một chút để trôi, tuyệt đối không đặt con nằm ngửa ngay sau khi ăn.