Nền công nghiệp phát triển đã đưa lại những lợi ích vô cùng to lớn trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, song hành cùng với đó thì lượng chất thải nguy hại thải ra môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!
Chất thải nguy hại
Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp các chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính nguy hại trực tiếp (dễ nổ, dễ cháy, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm cũng như đặc tính nguy hại khác) hoặc có thể tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường cũng như sức khỏe môi trường.
Các chất thải nguy hại có chứa phụ phẩm hóa học, độc hại nên để lại hậu quả vô cùng khó lường vì chúng ta vốn không biết rõ chúng.
Nguồn gốc của chất thải nguy hại
Hiện tại, chất thải nguy hại có nguồn gốc phát sinh rất phong phú, đa dạng, xuất hiện ở mọi nơi với nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, thường được phân chia thành 4 nguồn chính:
- Từ hoạt động sản xuất công nghiệp như sản xuất thuốc trừ sâu, sản xuất xi mạ có dung môi, sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng Methy Chloride làm dung môi…
- Từ hoạt động sản xuất nông nghiệp như sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón vô cơ…
- Từ hoạt động mua bán trên thị trường
- Từ đời sống: điện thoại hư, bình ác quy hỏng, rác thải y tế, pin điện thoại…
Chất thải nguy hại ảnh hưởng lớn đến môi trường
Khi các chất thải nguy hại đưa vào môi trường nếu không để đúng nơi quy định thì sẽ chứa nhiều loài vật gây chật chội, mất vệ sinh và mất mỹ quan. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các loài nấm và vi khuẩn, côn trùng độc hại phát triển mạnh mẽ, gây độc hại cho con người.
Trong thành phần rác thải sinh hoạt, hàm lượng hữu cơ sẽ vô cùng lớn. Những loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây ra mùi hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới đời sống mọi người, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Những nơi tập trung nhiều rác sẽ là môi trường sống thuận lợi cho các loài chuột, ruồi, muỗi, gián, cũng như các vi trùng có hại gây bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi. Lượng nước thải từ bãi rác độc hại nếu thải ra nguồn nước sẽ gây ô nhiễm lây lan trên vùng rộng.
Lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn, không thug om kịp thời sẽ tồn đọng lại ở không khí. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người sống xung quanh. Những người làm công việc như nhặt phế liệu từ bãi rác cũng có nguy cơ dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, ngoài da, phụ khoa.
Theo tổ chức Y tế thế giới thống kê được hàng năm thì trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan về rác thải.
Xác động vật bị thối rữa cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hô hấp cũng như những người mắc các bệnh tim mạch. Vì trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sufua hyđro hình thành từ sự phân huỷ rác thải.
Chất thải nguy hại có ảnh hưởng lớn đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của con người, đặc biệt là môi trường sống đang ở mức báo động nguy hiểm.
Ảnh hưởng đến môi trường nước
Nhiều người có thói quen sẽ đổ rác ở bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Số lượng rác thải ngày càng nhiều sau khi phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm ở khu vực đó rồi lan sang các khu vực khác.
Lâu dần những đống rác này không tiêu hủy kịp thời sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Như vậy, hệ sinh thái nước trong các ao hồ sẽ bị huỷ diệt là điều không thể tránh khỏi, hậu quả để lại vô cùng nghiêm trọng.
Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Nước ta mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều nên tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ trong rác thải phân huỷ, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rữa. Do đó, sẽ gây ra những mùi khó chịu cho con người.
Các chất thải khí phát ra từ các quá trình phân hủy này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2.
Ảnh hưởng đến cảnh quan
Lượng rác thải sinh hoạt chất đống lộn xộn, vứt bừa bãi không đúng nơi quy định làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, cảnh quan xung quanh
Ảnh hưởng đến môi trường đất
Lượng rác thải có nhiều thành phần chứa các chất độc. Khi rác thải được đưa vào môi trường và không được xử lý đúng quy định thì những chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, ếch nhái… làm cho môi trường đất bị giảm tính năng đa dạng sinh học và thêm vào đó cũng sẽ phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng.
Xã hội ngày càng hiện đại, việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống đã làm cho sự phân hủy bị chặn lại do túi nilon phải mất hàng trăm năm mới phân hủy. Chính vì thế đã làm giảm độ phì nhiêu, năng suất cây trồng giảm sút.