Tranh minh họa cho triển lãm Kẻ Chợ> Phố Cổ (trưng bày cố định tại Trung tâm giao lưu văn hóa Phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) . Cộng tác cùng họa sĩ (KTS) Romain Orfeuvre.

Lưu bản nháp tự động

Hồ Thái Cực nhìn từ phía hồ Hoàn Kiếm.

Trước đây bên cạnh hồ Hoàn Kiếm có một hồ nhỏ hơn gọi là hồ Thái Cực, thông nhau qua một con lạch đi qua quãng phố Cầu Gỗ ngày nay. Xuất xứ tên phố Cầu Gỗ chính từ chiếc cầu gỗ bắc qua con lạch nước ấy. Chu vi hồ Thái Cực cũ nay thành: Cầu Gỗ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bè. Đất phố Đinh Liệt và Gia Ngư trước đây chính là lòng hồ Thái Cực. Khi thực dân Pháp chiếm đóng Hà Nội, hồ Thái Cực vẫn còn nhưng vào cuối thế kỷ trước hồ bị dân xung quanh lấp dần, khoảng năm 1920 thì hồ Thái Cực biến mất. Cái tên phố Gia Ngư chính từ tên làng cá sống bằng nghề chài lưới bên hồ Thái Cực xưa.

Lưu bản nháp tự động

Nhuộm lụa ở phố Cầu Gỗ, thế kỷ 17.

Thợ thủ công và các thương nhân cùng làng quê gốc tập hợp thành các phường hội chuyên sản xuất hoặc bán một mặt hàng. Thợ kim hoàn xuất thân từ làng Châu Khê định cư tại phố Hàng Bạc ngày nay, thợ tiện gỗ ở làng Nhị Khê tập trung tại phố Tô Tịch… Tinh thần đoàn kết của người nông thôn được gìn giữ trong các “ngôi làng thành thị” này và họ vẫn luôn giữ mối liên hệ với làng quê gốc thông qua việc tuyển nhân công, cung ứng nguyên liệu, ghi tên vào gia phả của làng, mang tiền kiếm được về đầu tư lại ở làng, hàng năm tham gia vào các ngày hội làng…

Lưu bản nháp tự động

Cảng sông Tô Lịch, thế kỷ 14.

Thăng Long được bao quanh bởi nước : Dòng sông Hồng uốn lượn quanh thành phố ở phía Bắc và phía Đông, hồ Tây ở phía Tây Bắc, sông Kim Ngưu phía Nam và sông Tô Lịch chảy qua thành phố từ Đông sang Tây. Trong thành phố còn có rất nhiều hồ nước, nơi tập trung rất nhiều hoạt động đa dạng. Chính những dòng sông và hồ nước này tạo thành một bộ khung để thành phố phát triển. Các dòng nước được nối với nhau tạo nên những trục đường giao thông chính của thành phố.

Lưu bản nháp tự động

Chợ họp ở các bến trên sông Tô Lịch, thế kỷ 14.

Thăng Long được bao quanh bởi nước : Dòng sông Hồng uốn lượn quanh thành phố ở phía Bắc và phía Đông, hồ Tây ở phía Tây Bắc, sông Kim Ngưu phía Nam và sông Tô Lịch chảy qua thành phố từ Đông sang Tây. Trong thành phố còn có rất nhiều hồ nước, nơi tập trung rất nhiều hoạt động đa dạng. Chính những dòng sông và hồ nước này tạo thành một bộ khung
để thành phố phát triển. Các dòng nước được nối với nhau tạo nên những trục đường giao thông chính của thành phố.

Lưu bản nháp tự động

Chợ Cửa Đông.

Dưới thời Lý – Trần, một ngôi chợ được hình thành ngay gần Cửa phía Đông thành (ở phía xa bản đồ). Phía trước mặt là đền Bạch Mã. Bên phải là sông Tô Lịch và cây cầu Đông bắc ngang nơi hiện nay là phố Hàng Đường. Ngay từ thế kỷ 11, 4 ngôi chợ lớn đã họp theo phiên ở các cửa ô kinh thành để cung cấp các loại sản phẩm cho triều đình. Các thương nhân đến từ các làng xung quanh Hà Nội. Chợ quan trọng nhất trong số 4 chợ này là chợ Cửa Đông (sau này là khu phố buôn bán) và những thương nhân của chợ này dần dần đều đến định cư ở đây.

Lưu bản nháp tự động

Cửa Đông thành Thăng Long, thế kỷ 19. 

Đầu năm 1789, Quang Trung Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ ba đánh tan quân Thanh, Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, triều Hậu Lê kết thúc, Quang Trung định đô ở Phú Xuân. Thăng Long chỉ còn là Bắc thành. Năm 1802 sau khi tiêu diệt xong Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế. Kinh đô vẫn được đặt ở Phú Xuân. Thăng Long vẫn mang tên gọi là Thăng Long nhưng chữ “Long” là rồng bị chuyển thành chữ “Long” nghĩa là thịnh vượng ý rằng nhà vua không còn ở đấy. Đồng thời những gì còn sót lại của Hoàng Thành sau những trận đại hủy diệt cuối thế kỉ 18 cũng lần lượt bị các đời vua nhà Nguyễn chuyển nốt vào Phú Xuân phục vụ cho công cuộc xây dưng kinh thành mới. Chỉ duy có điện Kính Thiên và Hậu Lâu được giữ lại làm hành cung cho các vua Nguyễn mỗi khi Ngự giá Bắc thành. [6]

Năm 1805, Gia Long cho phá bỏ tường của Hoàng Thành cũ vì cho rằng đây chỉ còn là Trấn Bắc thành mà Hoàng Thành Thăng Long thì rộng lớn quá. Gia Long cho xây dựng thành mới theo kiểu Vauban của Pháp. Về quy mô thì nhỏ hơn thành cũ nhiều.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Hoàng_thành_Thăng_Long)

Lưu bản nháp tự động

Phường Đồng Xuân, thế kỷ 19.

Làng trong phố.
Mỗi ngôi làng trong phố được xây dựng dọc theo một con phố hay một đoạn phố và bao gồm các tài sản ở hai bên phố. Các làng này lại phụ thuộc vào một hay nhiều làng cùng làm một nghề thủ công. Mỗi đầu phố đều có cổng, các cổng này được đóng lại vào ban đêm. Mỗi làng đều có bộ máy hành chính riêng ; có trưởng phố, đền chùa cũng như một ngôi đình riêng. Đình là một kiến trúc thuần chất nông thôn, nhưng đã được chuyển ra phố, là nơi thờ các tổ nghề hoặc thành hoàng làng gốc.

Lưu bản nháp tự động

Bên bờ hồ Gươm, thế kỷ 17.

Hồ Gươm xưa mang tên Lục Thuỷ vì nước hồ lúc nào cũng xanh biếc. Hồ còn có con lạch thông với sông Hồng. Trước hồ Lục Thuỷ chưa được chú ý và vào thời Lý hầu như ít được nhắc đến. Mãi đến thế kỷ 15 hồ Gươm (hay Hoàn Kiếm) mới đi vào lịch sử với truyền thuyết Lê lợi trả lại gươm cho rùa thần. Vào thời hậu Lê, thế kỷ XVII- XVIII chung quanh hồ Hoàn Kiếm đã có dân cư và nhiều đền đài ly điện, sau đó các cung điện bị đốt bởi quân Thanh và Lê Chiêu Thống. Còn con đường bao quanh hồ Gươm như hiện nay được khánh thành vào năm 1893..Phần lớn các nhà hướng măt ra phố, quay lưng vào hồ