Thông qua dữ liệu mới của Cục điều tra Dân số Mỹ cho biết số lượng người nhập cư Mỹ hợp pháp lẫn trái phép đều đạt mức kỷ lục 43,7 triệu người tính đến mùa hè năm 2016. Đánh dấu sự gia tăng đáng kể, lượng người nhập cư vào nước Mỹ tăng 500.000 người kể từ năm 2015 và tăng 12,6 triệu người so với năm 2000. Tỷ lệ người nhập cư đã đạt 13.5% dân số Hoa Kỳ – đây là tỷ lệ cao nhất trong 106 năm qua. Tỷ lệ cao nhất từng được ghi nhận là 14.7% vào năm 1910 khi nước Mỹ có 13.5 triệu người nhập cư.

Dữ liệu từ Cục điều tra Dân số Mỹ năm 2016

 

Dòng người Châu Á di cư đến Mỹ

Từ năm 2010, người châu Á nhập cư vào Mỹ nhiều hơn bất cứ nhóm nào khác. Trong giai đoạn 2000-2015, dân số châu Á tại Mỹ tăng 72%, từ 11,9 triệu người lên 20,4 triệu người; đây là tỉ lệ tăng trưởng nhanh nhất đối với một sắc dân chính. Riêng người Mỹ gốc Việt đứng thứ 4 (sau người Hoa, Ấn Độ, Philippines), ở mức 1.980.000 người, theo Trung tâm nghiên cứu Pew – số liệu năm 2015.

Cũng theo nghiên cứu của Trung tâm Pew, người Mỹ gốc Á được giáo dục tốt hơn các sắc dân khác, nên còn được mệnh danh là “nhóm thiểu số hình mẫu”. Hơn 50% người gốc Á tuổi 25 có bằng đại học hoặc cao hơn, so với chỉ 30% của những người Mỹ còn lại trong độ tuổi này.

Bộ trưởng Giao thông Mỹ – Bà Elaine Chao

 

Người Mỹ gốc Á đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa và sự nghiệp của Mỹ, nhiều người thậm chí thăng tiến rất cao trong chính trị. Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao là người phụ nữ gốc Á đầu tiên được chỉ định một vị trí trong nội các chính phủ.

Một điều đáng chú ý khác, từ khi Tổng thống Donald Trump đắc cử,  ông đã siết chặt làn sóng nhập cư “dây chuyền” – ông đang đề cập đến diện nhập cư bảo lãnh cho các thành viên trong gia đình đến Mỹ.

 

Các diện nhập cư Mỹ phổ biến

Visa định cư theo diện đoàn tụ gia đình

  • IR1/CR1: Vợ/chồng của công dân Mỹ.
  • IR2/CR2: Con đẻ hay con riêng của vợ/chồng công dân Mỹ, con còn độc thân, dưới 21 tuổi.
  • IR3: Con nuôi của công dân Mỹ
  • IR4: Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở Mỹ)
  • IR5: Cha/mẹ đẻ hay cha/mẹ kế của công dân Mỹ
  • K1: Hôn phu (thê) của công dân Mỹ.
  • K3: Vợ/chồng và con riêng của vợ/chồng công dân Mỹ

 

Visa doanh nhân L-1

L-1 là loại visa không định cư cho doanh nhân hay chuyên viên nước ngoài đến Mỹ làm việc.

  • Doanh nghiệp tại Mỹ điều chuyển giám đốc/quản lý hoặc chuyên viên từ chi nhánh văn phòng nước ngoài đến một văn phòng tại Mỹ làm việc.
  • Doanh nghiệp nước ngoài chưa có chi nhánh văn phòng tại Mỹ chuyển giám đốc/quản lý hay chuyên viên để thành lập văn phòng/công ty mới tại Mỹ.

 

 

Visa diện việc làm

EB-1

  • EB-1A: Người lao động có khả năng đặc biệt trong các lĩnh vực: thể thao, giáo dục, kinh doanh, nghệ thuật và khoa học.
  • EB-1B: Những nhà nghiên cứu hoặc những giáo sư xuất sắc.
  • EB-1C: Những nhà quản lý và lãnh đạo được thuyên chuyển trong các công ty, tập đoàn đa quốc gia.

EB-2

  • Những chuyên gia có trình độ cao được mời làm việc ở Mỹ.
  • Những người lao động có khả năng đặc biệt được mời làm việc ở Mỹ.
  • Những người lao động có khả năng đặc biệt hoặc trình độ cao sẽ làm lợi cho quốc gia Mỹ.

EB-3

  • Đối tượng lao động có chuyên môn.
  • Đối tượng lao động lành nghề.
  • Đối tượng lao động không có chuyên môn.

Tất cả các ứng viên EB-3 phải có Chứng chỉ Lao động của Bộ Lao động Mỹ (PERM). Giống với visa EB-1 và EB-2, 28.6% trong số các visa theo diện việc làm thuộc về loại visa EB-3 này. Các ứng viên xin visa EB-3 thường bị ứ đọng. Trên thực tế, có sự ứ đọng lên đến gần 10 năm đối với các ứng viên từ một vài quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc.

EB-4

Visa diện việc làm ưu tiên 4 (visa EB-4) dành cho các di dân đặc biệt. Hầu hết các loại visa này được phân cho những người làm việc tôn giáo.

EB-5

Điều kiện tham gia chương trình EB-5 không đòi hỏi phức tạp về chuyên môn như những loại visa kể trên. Có 2 loại hình đầu tư:

  • Đầu tư trực tiếp: Nhà đầu tư tự thành lập công ty mới, mua lại cơ sở kinh doanh đang hoạt động, mở công ty con hoặc chi nhánh kinh doanh tại Mỹ. Với hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư thường phải đầu tư 1 triệu USD trở lên, đồng thời tạo ra tối thiểu 10 việc làm trực tiếp toàn thời gian cho người bản xứ trong 02 năm liên tiếp.
  • Đầu tư gián tiếp: Đầu tư ủy thác thông qua Trung tâm Vùng (Regional Centers) vào Dự án được sư phê duyệt của Chính phủ Mỹ với mức đầu tư tối thiểu 500.000 USD (vùng TEA) và tạo ra tối thiểu 10 việc làm cho người bản xứ trong 02 năm liên tiếp. Đặc biệt với hình thức đầu tư này, khoản đầu tư tối thiểu 500.000 USD sẽ được hoàn lại sau 5 năm.

Hầu hết, các nhà đầu tư chọn hình thức đầu tư ủy thác thông qua trung tâm vùng nhằm bảo toàn vốn đầu tư và thuận lợi hơn trong việc chứng minh đã tạo ra 10 việc làm từ khoản đầu tư đáp ứng yêu cầu cấp Thẻ Xanh từ Sở di trú Mỹ.