Để viết hay hơn và đúng hơn.

Chúng ta có thói quen dùng văn nói vào trong văn viết, chính vì thế do thói quen sử dụng thừa từ, lặp từ hoặc không hiểu nghĩa dẫn đến câu văn không hay hoặc bị sai ý.

Trong này đưa ra một số từ thay thế… để lời văn được hay hơn không bị quê mùa, và làm rõ ý hơn…

Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia ngôn ngữ học về lịch sử, tính tiếp biến, những vấn đề cần lưu ý trong sử dụng từ Hán Việt… ở đây xin dẫn lại 2 hình thức “sai điển hình” mà hiện nay không ít phương tiện báo chí – truyền thông thường mắc phải.

Sai vì sử dụng thừa, lặp từ. Ví dụ: Phía sau hậu trường (“hậu” đã có nghĩa là “phía sau”); Trẻ em vị thành niên (“vị” nghĩa là chưa tới, “trẻ em” – trẻ con thì đương nhiên chưa tới “thành niên”, vì thế, đã viết “trẻ em” thì không thêm “vị thành niên”); Sông Đà Giang, Sông Hồng Hà (“giang” là “sông”, “hà” cũng có nghĩa là “sông”, đã viết “sông Đà” thì thôi “Đà Giang”, “sông Hồng” thì thôi “Hồng hà”)…

Có thể liệt kê hàng loạt ví dụ khác như: gia nhập vàotân gia nhà mớingày sinh nhật; người công nhân; nữ tiểu thư, âm thầm và lặng lẽ; xác minh làm rõ; thuốc tân dược; lên đường thượng lộ bình an; toàn thể gia đình nhà ta; cây cổ thụlàm thực hành

Sai vì thói quen và không hiểu nghĩa. Ví dụ: “Mãi”  mua (khi nói “khuyến mãi” có thể hiểu là khuyến khích người mua) còn “mại” là bán (“mại dâm”), nhưng vẫn có những bài báo “lẫn lộn” giữa “mua” và “bán” (“khuyến mãi” thì viết thành “khuyến mại”; “mãi dâm” – đối tượng đi bán thành “mại dâm” – đối tượng đi mua…)

Thậm chí, đã có bài báo, văn bản viết là “phải khắc phục cho được những biểu hiện bàng quang trước khó khăn của cơ sở…”, mà không hiểu rằng “bàng quang” là thuật ngữ chỉ một bộ phận của cơ thể của con người, còn “bàng quan” mới là từ Hán Việt mang nghĩa là thờ ơ, đứng ngoài cuộc, không quan tâm.

Tương tự, viết/nói “tham quan” là đúng, nhưng nhiều người lại “sửa” thành “thăm quan”“chấp bút” lại viết thành “chắp bút”“trùng lặp” viết thành “trùng lắp”“nhậm chức” viết thành “nhận chức”“nền nếp” thành “nề nếp”lẫn lộn giữa “điểm yếu” và “yếu điểm”; “tri thức”  “trí thức”; “lưu hành”  “lưu thông”…

Mặc dù với người “dễ tính” thì những điều chưa đúng nêu trên vẫn có thể chấp nhận được! Tuy nhiên, rất nên chấn chỉnh đối với những “lỗi cơ bản” – khi nó chưa trở thành “cái phổ biến” trong cách hiểu của mọi tầng lớp nhân dân. Nhà ngôn ngữ học người Pháp gốc Thuỵ Sĩ Charles Bally từng viết: “Ngôn ngữ ngày mai được chuẩn bị trong một loạt những cái sai của ngôn ngữ ngày hôm nay”. Điều này có nghĩa là những cách nói sai hiện nay nếu không chấn chỉnh kịp thời thì sẽ trở thành những cách nói đúng trong tương lai!./.