Hiện nay trong mắt người Việt, cái tên Annamese mà người Pháp đặt ra (An-nam-mít) vẫn được hiểu theo hàm ý miệt thị dân tộc, vậy có phải sự thật là vậy không, hay là do chúng ta đã tự triggered cái tên đấy?
Đầu tiên phải nói đến đó là định nghĩa của từ “An Nam”. Tên gọi “An Nam” là tên gọi được các quốc gia khác mà ban đầu là Tung Của dùng để gọi Việt Nam thời xưa. Tên gọi này lần đầu xuất hiện vào thời thuộc Đông Ngô, khi Tôn Quyền đặt ra chức An Nam thứ sử. Đến thời Đường, họ đặt ra chức “An Nam đô hộ phủ” đóng tại Tống Bình, Hà Nội ngày nay. Cái tên này ban đầu mang hàm ý “dẹp yên phương Nam” nhưng về sau được người Trung Quốc dùng để chỉ luôn Việt Nam, kể cả khi Việt Nam đã độc lập bởi họ muốn có một “phương Nam yên bình” nhằm làm phên dậu cho họ, và cũng một phần do họ lười đặt tên khác :v Các vua Việt Nam cũng đều nhận sắc phong “An Nam quốc vương” từ nhà vua phương Bắc nhằm đảm bảo tính chính danh cho triều đại. Song cái tên An Nam chỉ được dùng trong bang giao với phương Bắc chứ không được dùng trong cộng đồng người Việt, do đó nên những cái tên “Đại Nam”, “Đại Việt” mang tính dân tộc cao vẫn quen thuộc với người dân Việt Nam hơn. Điều này cũng giống việc người Trung Quốc gọi mình là “Hán” nhưng thi thoảng người phương Tây vẫn gọi người Trung Quốc là “Sino” (dựa trên tên gọi của đế quốc Tần – Qin, và cái tên này chả liên quan mẹ gì tới cái tên Hán sau này). Chiến tranh biên giới 1979 được họ gọi là Sino – Vietnamese war, tức chiến tranh giữa người “Tần” và người VN. Vì vậy cái tên An Nam suy cho cùng cũng chỉ là cái tên được bên ngoài đặt và được chúng ta dùng trong bang giao với họ, chứ không phải cái tên được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam
Thứ hai, hãy tìm hiểu xem người phương Tây bắt đầu gọi dân Việt Nam là dân “An Nam” từ khi nào. Đầu tiên phải nhắc tới bố đẻ chữ Quốc ngữ Alexander de Rhodes. Ông đã ghi rõ nước An Nam là nước ở phía Nam TQ, gồm Đàng Trong và Đàng Ngoài. Ông cũng ghi chép tiếng An Nam, dân An Nam là “Annamiticum” theo tiếng BĐN, tức tương tự “Annamese” trong tiếng Anh. Cái tên này chắc chắn xuất xứ trong đầu ông khi ông đến Trung Hoa (nên nhớ ông đến đây trước khi tới Đại Việt). Khi đó ông hỏi người Tàu, và họ chỉ biết đến cái tên An Nam mà cũng cả rõ ý nghĩa của cái tên đó, cũng giống như người châu Âu khi đó có thể chỉ biết mỗi “Sino” chứ chả biết đến Hán hay gì cả, vì vậy ông đã gọi người Việt là “Annamese”.
Vì vậy cái tên này được đặt ra ban đầu hoàn toàn không mang ý nghĩa xúc phạm hay gì cả, nó chỉ đơn thuần là ghép nối giữa tên nước (An Nam, theo những gì người Trung Quốc chỉ và thành tố -ese lại với nhau. Về sau, người Pháp khi đến Việt Nam cũng dựa theo cách gọi này của Alexander de Rhodes bởi đơn giản họ chả hơi đâu tìm hiểu xem dân Việt Nam gọi nước mình là gì, cứ dùng theo cái tên “quốc tế” đã tồn tại từ hàng trăm năm ở phương Tây kể từ thời Alexander de Rhodes (An Nam) mà thôi. Do đó nên cách gọi này cũng chả có gì xúc phạm
Tiếp đến, khi đã thắng nhà Nguyễn và chia Bắc/Nam/Milo… à nhầm Trung Kỳ, tại sao Pháp gọi Bắc Kỳ là Tonkin, Nam Kỳ là Cochinchine nhưng vẫn gọi Trung Kỳ là An Nam? Cái tên Tonkin và Cochinchine thì cơ bản cũng là ông Alexander de Rhodes viết vào sách là thế nên sau vài trăm năm nó cũng thành tên phổ biến để gọi 2 vùng này ở Châu Âu, và Pháp chỉ dựa vào đó mà đặt tên như đặt tên cho vùng đất vẫn nằm dưới quyền nhà Nguyễn là An Nam mà thôi. Lý do Trung Kỳ không phải thuộc địa lẫn xứ bảo hộ như Nam Kỳ và Bắc Kỳ, mà vẫn nằm dưới sự cai trị của nhà Nguyễn nên vẫn được coi là một quốc gia độc lập. Mà trước đó thì Việt Nam được gọi dưới tên quốc tế là gì? Là An Nam, còn vua Việt Nam được gọi là gì? Là An Nam Quốc vương. Vì vậy nên họ tiếp tục gọi Trung Kỳ là An Nam, song nhà Nguyễn về cơ bản vẫn gọi bản thân mình là “Đại Nam”,:)
Vậy chốt lại thì người Pháp có phân biệt khi đặt cái tên An Nam cho vùng Trung Kỳ vẫn được nhà Nguyễn cai trị (mặc dù chỉ trên danh nghĩa) khi đó không? Không, họ dựa vào tên Alexander de Rhodes chép lại. Alexander de Rhodes có mắc lỗi không? Không, bởi bọn Tàu bảo ổng thế. Thằng đầu tiên có thái độ phân biệt chính là thằng Tàu, song cái tên này phổ biến lâu như vậy ở Tàu là do các vua nhà ta nhịn mà xưng “An Nam quốc vương” thay vì “Hoàng đế Đại Việt” khi giao thiệp với phương Bắc, suy cho cùng Tàu cũng chưa quá phân biệt bởi mình cũng tự nguyện dùng cái tên này cho mục đích chính trị – ngoại giao khi xưa.
Nhưng lũ khốn nạn biến “Annamese” từ một tên gọi đơn thuần chỉ dân tộc Việt Nam thành một từ mang nặng tính khinh miệt là bọn cuồng Tây khi đó. Khi được “khai hoá”, tiếp xúc với văn mình phương Tây, những thành phần này sinh ra tư tưởng “thượng đẳng”, Tây hoá (westernized) và cho rằng đồng bào mình, những người Annamese chưa được “khai sáng” là giống người hạ đẳng, và gọi họ bằng cụm từ miệt thị An-nam-mít. Suy cho cùng thì cái tên An-nam-mít mang ý miệt thị không phải do lỗi của Pháp, mà chính là do lỗi của bộ phận cuồng Tây khi xưa biến tấu để nâng mình lên, chà đạp đồng bào xuống và khiến nó mang nghĩa xấu như hiện nay.
======
Đọc lịch sử, chúng ta thường thấy xuất hiện hai từ An Nam dùng để chỉ tên gọi nước ta. Ngay cả bộ sử xưa nhất do một cá nhân người Việt soạn vào năm 1335 cũng có nhan đề là An Nam chí lược do Lê Tắc viết.
Ý nghĩa của tên gọi An Nam biểu thị cái nhìn trịch thượng của kẻ chinh phạt (An Nam – 安南, hàm ý “bình định, dẹp yên, trấn áp phương Nam“). Vậy xuất xứ của tên gọi An Nam bắt nguồn từ đâu?
Di sản Hội An qua ảnh xưa - Phố cổ Hội An - Di sản văn hóa thế giới

Nguyên là vào năm 248, cả hai châu là Cửu Chân và Giao Chỉ đều nổi dậy chống lại sự đô hộ của nhà Ngô. Thanh thế của các cuộc khởi nghĩa lớn mạnh đến nỗi ngay cả các nhà sử học của  Ngô phải thừa nhận là “toàn thể Châu Giao chấn động” (theo Ngô chí, quyển 8). Trong số đó, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có thanh thế vang dội hơn cả.

Đứng trước nguy cơ tan rã của chính quyền đô hộ ở Châu Giao, Tôn Quyền – quân chủ của nhà Ngô, phải cử viên danh tướng Lục Dận(1) làm thứ sử Giao Châu với chức “An Nam hiệu úy” đem khoảng 8.000 quân sang Giao Châu đàn áp nhân dân khởi nghĩa. Như vậy là cái tên An Nam đáng ghét manh nha xuất hiện trong sử sách chính là lúc này, năm 248.

Đến năm 679, nhà Đường cho đổi “Giao Châu tổng quản phủ” (lập năm 622) thành “An Nam đô hộ phủ“, gồm 13 châu với 59 huyện (tương ứng một phần Choang Quảng Tây, Miền Bắc và miền Trung Việt Nam – từ Hà Tĩnh hiện nay trở ra)(2). Địa danh An Nam “chính thức” có từ đó. Từ lúc này trở về sau, hai chữ An Nam dùng để chỉ chủ yếu là vùng nước ta. Trung Quốc hay gọi ta là An Nam và phong cho vua nước ta là An Nam Quốc Vương.Thời Pháp thuộc, có lẽ do ảnh hưởng của Trung Quốc, người Pháp mặc nhiên gọi nước ta là An Nam và gọi dân ta là Annamite(1), mặc dù  nước ta từ đời Đường, trải qua nhiều thế kỷ chống lại “sự trấn áp phương Nam” đã đổi tên nước nhiều lần và ngay cả thời điểm đó, nước ta có tên là Đại Nam.


Tham khảo và trích dẫn

• Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn, Lương Ninh – Lịch sử Việt Nam tập 1 – NXB Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội 1983


Chú thích

(1) Lục Dận (陸胤) chính là cháu của Đại đô đốc Lục Tốn (陸遜) – một tướng lĩnh quân sự nổi tiếng của Đông Ngô thời Tam quốc.
(2) Cái tên An Nam đô hộ phủ tồn tại đến năm 757 thì bị đổi thành Trấn Nam đô hộ phủ. 9 năm sau đó lại trở về tên cũ. Tới năm 866, An Nam đô hộ phủ được phong Tĩnh Hải Quân, ngang hàng với các vùng đất trong nội địa nhà Đường. An Nam đô hộ phủ cũng là đô hộ phủ tồn tại lâu nhất trong 6 đô hộ phủ do nhà Đường lập ra (6 đô hộ phủ gồm Bắc Đình đô hộ phủ – giữ Tân Cương, Thiền Vu đô hộ phủ – giữ Nội Mông Cổ, An Tây đô hộ phủ – giữ Tây Vực , An Bắc đô hộ phủ – giữ Ngoại Mông Cổ , An Đông đô hộ phủ – giữ Cao Câu Ly và An Nam đô hộ phủ – giữ Giao Chỉ).
(3) Từ Annamite với biến thể Việt hóa là Annam mít có hàm ý miệt thị của những người Việt được “khai sáng văn minh” bởi “mẫu quốc Pháp” với những người Việt “chưa được khai sáng”. Nhiều người Việt dùng từ này với đồng bào mình có lẽ hay tự coi mình về mặt văn hóa, gần gũi với những kẻ thống trị hơn với các đồng bào bị trị của mình.