Thời Pháp thuộc do muốn độc quyền kinh doanh rượu nên Pháp cấm dân ta nấu rượu. Ấy vậy mà bà con Gò Đen lại cứ lén lút nấu rồi đem giấu ở những lùm cây đế xa nhà. Tên gọi rượu đế Gò Đen từ khi đó.

“Ăn nem Thủ Đức, uống rượu Bến Lức Gò Đen”

Câu nói quen thuộc của người miền Nam chỉ ngắn gọn vậy nhưng đủ để biết rượu đế Gò Đen ngon tới mức nào. Đế Gò Đen ngon lay động lòng người không chỉ vì hương vị mà còn từ cái tâm của người nấu rượu. Nếp để nấu là nếp hương, nếp men và nếp ngỗng phải lựa “rặt” không lẫn hạt gạo nào. Rồi ngâm đến ngày thứ bảy mới mang đi nấu cùng thứ men gia truyền của người Hoa.

Tổng hợp tất cả đặc sản Long An: Rượu đế Gò Đen Long An - VietFlavour.com

Rượu nấu xong cất vào hũ sành bịt kín rồi ngâm dưới ao hơn 100 ngày mới dùng được.

Dân sành rượu mách nếu lắc nhẹ mà rượu sủi bọt phân làm 3 tầng và lâu tan thì đó mới là rượu chính gốc. Ly rượu đế Gò Đen không chỉ xuất hiện trong những bữa quây quần lễ giỗ mà còn là thứ quà hiếu khách của người con Long An trao tặng lữ khách thập phương.