Năm 1881, một nhà máy sản xuất thuốc phiện lớn đã được người Pháp cho xây dựng ở trung tâm Sài Gòn, vị trí nhà máy ngày nay thuộc khu phố 4 phường Bến Nghé, Q1, TP HCM.
Ít ai biết rằng thời Đông Dương toàn quyền thuộc pháp, mảnh đất Sài Gòn chúng ta từng có một nhà máy chế biến thuốc phiện rất lớn mà sau này thuốc phiện còn được biết tới với cái tên “nàng tiên nâu”, là nhựa được trích ra và chế biến từ quả của cây thuốc phiện (hay cây anh túc).
Vị trí của nhà máy chế biến thuốc phiện trên bản đồ Sài Gòn cách đây hơn 100 năm do người Pháp vẽ, theo đó quý vị nhìn trong hình sẽ thấy xí nghiệp sản xuất “Thuốc Phiện” này nằm ở số 74 Rue Paul Blanchy, nay là nhà hàng The Refinery số 74 đường Hai Bà Trưng, gần phía sau Nhà hát Thành phố.
Vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia Châu Á và Châu Âu chìm ngập trong làn khói thuốc phiện. Mặc dù biết tác hại của thứ chất gây nghiện này là rất khủng khiếp, song vì lợi nhuận mà chính quyền Pháp vẫn cho phép buôn bán và chế biến thuốc phiện ngay tại mảnh đất Sài Gòn.
Công xưởng chính, nơi diễn ra các công đoạn quan trọng nhất của việc chế biến thuốc phiện.
Vào những năm 1880, khi lần đầu tiên người Pháp xuất hiện tại Sài Gòn cho tới năm 1861, khi miền Nam nước ta còn nằm dưới quyền bảo hộ của Pháp. Thuốc phiện được sử dụng rất ít ở Sài Gòn, tuy nhiên theo làn sóng Hoa Kiều nhập cư, thuốc phiện dần lan rộng, được sử dụng nhiều hơn, lúc này, những nhà máy chế biến cũng dần xuất hiện ngay giữa trung tâm Sài Gòn.
Ở thời kì này, thuốc phiện được đóng vào từng hộp nhỏ bằng đồng với 5 loại trọng lượng khác nhau: 5g, 10g, 20g, 40g hay 100g tùy theo nhu cầu của người mua.
Trong tình cảnh đó, chính quyền thuộc địa Pháp đã quyết định cho phép buôn bán ma túy công khai nhằm thu một khoản thuế khổng lồ, lên tới hàng triệu đồng piastres (đơn vị tiền tệ khi đó ở Đông Dương).
Ngoài ra, các công trình trong khuôn viên nhà máy gồm có công xưởng, văn phòng quản lý, nhà kho, bốt bảo vệ, phòng đóng gói, phòng động cơ hơi nước, phòng thí nghiệm hóa học…,những tòa nhà chính vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay!
Nguyên liệu đầu vào của nhà máy này là thuốc phiện thô nhập từ Vân Nam (Trung Quốc) hoặc thuốc phiện Benares (từ Ấn Độ). Phương pháp sản xuất tại đây giống cách chế biến thuốc phiện của người Quảng Đông nhưng có thêm sự trợ giúp của dây chuyền Tây Âu nhằm tăng năng suất, theo đó, một mẻ thuốc phiện sẽ ra lò sau 3 ngày chế biến trong xưởng. Ở thời kì này, thuốc phiện được đóng vào từng hộp nhỏ bằng đồng với 5 loại trọng lượng khác nhau: 5g, 10g, 20g, 40g hay 100g tùy theo nhu cầu của người mua. Trên nắp các hộp thuốc đều có ghi chữ B (Benares) hoặc chữ Y (Vân Nam) tượng trưng cho nguồn gốc xuất xứ của thuốc.
Thời Pháp thuộc, việc sử dụng thuốc phiện rất phố biến trong dân cư người Hoa. Một bộ phận có điều kiện thường hút thuốc phiện ở nhà, trong khi giới bình dân hút tại các “động” nha phiến, có rất nhiều ở Sài Gòn và Chợ Lớn.
Ít ai biết rằng thời Đông Dương toàn quyền thuộc pháp, mảnh đất Sài Gòn chúng ta từng có một nhà máy chế biến thuốc phiện rất lớn mà sau này thuốc phiện còn được biết tới với cái tên “nàng tiên nâu”, là nhựa được trích ra và chế biến từ quả của cây thuốc phiện (hay cây anh túc).
Vị trí của nhà máy chế biến thuốc phiện trên bản đồ Sài Gòn cách đây hơn 100 năm do người Pháp vẽ, theo đó quý vị nhìn trong hình sẽ thấy xí nghiệp sản xuất “Thuốc Phiện” này nằm ở số 74 Rue Paul Blanchy, nay là nhà hàng The Refinery số 74 đường Hai Bà Trưng, gần phía sau Nhà hát Thành phố.
Vào thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hầu hết các quốc gia Châu Á và Châu Âu chìm ngập trong làn khói thuốc phiện. Mặc dù biết tác hại của thứ chất gây nghiện này là rất khủng khiếp, song vì lợi nhuận mà chính quyền Pháp vẫn cho phép buôn bán và chế biến thuốc phiện ngay tại mảnh đất Sài Gòn.
Công xưởng chính, nơi diễn ra các công đoạn quan trọng nhất của việc chế biến thuốc phiện.
Vào những năm 1880, khi lần đầu tiên người Pháp xuất hiện tại Sài Gòn cho tới năm 1861, khi miền Nam nước ta còn nằm dưới quyền bảo hộ của Pháp. Thuốc phiện được sử dụng rất ít ở Sài Gòn, tuy nhiên theo làn sóng Hoa Kiều nhập cư, thuốc phiện dần lan rộng, được sử dụng nhiều hơn, lúc này, những nhà máy chế biến cũng dần xuất hiện ngay giữa trung tâm Sài Gòn.
Ở thời kì này, thuốc phiện được đóng vào từng hộp nhỏ bằng đồng với 5 loại trọng lượng khác nhau: 5g, 10g, 20g, 40g hay 100g tùy theo nhu cầu của người mua.
Trong tình cảnh đó, chính quyền thuộc địa Pháp đã quyết định cho phép buôn bán ma túy công khai nhằm thu một khoản thuế khổng lồ, lên tới hàng triệu đồng piastres (đơn vị tiền tệ khi đó ở Đông Dương).
Ngoài ra, các công trình trong khuôn viên nhà máy gồm có công xưởng, văn phòng quản lý, nhà kho, bốt bảo vệ, phòng đóng gói, phòng động cơ hơi nước, phòng thí nghiệm hóa học…,những tòa nhà chính vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay!
Nguyên liệu đầu vào của nhà máy này là thuốc phiện thô nhập từ Vân Nam (Trung Quốc) hoặc thuốc phiện Benares (từ Ấn Độ). Phương pháp sản xuất tại đây giống cách chế biến thuốc phiện của người Quảng Đông nhưng có thêm sự trợ giúp của dây chuyền Tây Âu nhằm tăng năng suất, theo đó, một mẻ thuốc phiện sẽ ra lò sau 3 ngày chế biến trong xưởng. Ở thời kì này, thuốc phiện được đóng vào từng hộp nhỏ bằng đồng với 5 loại trọng lượng khác nhau: 5g, 10g, 20g, 40g hay 100g tùy theo nhu cầu của người mua. Trên nắp các hộp thuốc đều có ghi chữ B (Benares) hoặc chữ Y (Vân Nam) tượng trưng cho nguồn gốc xuất xứ của thuốc.
Thời Pháp thuộc, việc sử dụng thuốc phiện rất phố biến trong dân cư người Hoa. Một bộ phận có điều kiện thường hút thuốc phiện ở nhà, trong khi giới bình dân hút tại các “động” nha phiến, có rất nhiều ở Sài Gòn và Chợ Lớn.