Kiến trúc sư Nhật Bản Hajime Narukawa tuyên bố đã giải quyết một vấn đề từ nhiều thế kỷ – làm thế nào để vẽ một hình cầu dẹt về Trái Đất trên một mặt phẳng.

Ông tuyên bố tấm bản đồ ở trên, được gọi là AuthaGraph World Map (Bản đồ thế giới AuthaGraph), đã đạt được nhiệm vụ này.


Bản đồ thế giới AuthaGraph.

Bản đồ địa cầu này, lần đầu tiên được tạo ra vào năm 1999, sắp đặt các thành phần vật lý của thế giới trong một hình chữ nhật 2D, cố gắng để mô tả kích thước tương đối của chúng càng chính xác càng tốt.

Với cách làm như vậy tấm bản đồ này đã cách chia các phần của thế giới thành 96 hình tam giác, làm cho nó thành một hình tứ diện, sau đó mở nó ra trở thành một hình chữ nhật.

Không giống như các bản đồ Mercator truyền thống, thực hiện trong thế kỷ 16, được cho là đã nói quá kích thước của các khu vực phía Bắc như Greenland và giảm thiểu khu vực trung tâm như châu Phi, Bản đồ Thế giới AuthaGraph vẫn giữ được diện tích tương tự như trên bản đồ 3D.


Bản đồ Thế giới AuthaGraph vẫn giữ được diện tích tương tự như trên bản đồ 3D.

Tấm bản đồ địa cầu này gần đây đã giành được giải thưởng lớn về thiết kế của Nhật Bản trong năm 2016, giải thưởng này được Bộ Thương mại quốc tế và công nghiệp Nhật Bản lập ra vào năm 1957.

Người dùng có thể mua một phiên bản toàn cầu của tấm bản đồ, và có thể tháo rời.