Giáo viên nghe thấy vậy liền giải thích: “Phương à, thấy biết là em buồn nhưng tiêu chí nhận học bổng không phải là gia đình ai nghèo hơn, hoàn cảnh của ai kém hơn. Chỉ có một suất học bổng duy nhất dành cho học sinh xuất sắc nhất. Đối với Phương, bạn ấy không chỉ đạt điểm xuất sắc mà còn hoàn thành tốt công việc lớp trưởng của mình, đóng góp nhiều cho các hoạt động của nhà trường và đây cũng là kết quả bình chọn của mọi người. Bạn ấy không thể phải nhường vị trí đó của mình cho người khác vì gia đình bạn ấy có điều kiện.”
Những lời nói đó khiến Xuân thực sự phải suy nghĩ lại về chính mình.
Đôi khi, chúng ta thường sử dụng nghèo đói như một con bài để mặc cả, đổi lấy sự cảm thông và lòng trắc ẩn của thế giới này nhưng lại quên rằng khi sự cảm thông và lòng trắc ẩn cũng phải đúng và có giới hạn.
Kể từ đó, Xuân đã thay đổi suy nghĩ rất nhiều. Cô gái trẻ không còn giữ hình ảnh trong quá khứ của mình, luôn lấy điều kiện gia đình khó khăn ra để người khác thương hại. Cô chăm chỉ hơn và tích cực tham gia các hoạt động tập thể của trường lớp. Năm học thứ 3, Xuân là người đã được xướng tên trong danh sách nhận học bổng và trở thành một trong 3 sinh viên xuất sắc của khoa.
Với tư cách là một đại diện cho các học sinh, cô được mời phát biểu trước các giáo viên và học sinh toàn trường. Kết thúc bài phát biểu, cô chia sẻ:
“Khi chúng ta còn trẻ và hy vọng chưa bị dập tắt, đừng than thân trách phận, đổ cho ông trời vì dù có than thở thế nào đi chăng nữa thì cái nghèo vẫn sẽ tồn tại ở đó bên cạnh sự giàu có, sự ngu ngốc luôn hiện hữu bên cạnh khôn ngoan, yếu đuối và mạnh mẽ luôn đồng hành. Bạn không thể thay đổi hoàn cảnh gia đình, xuất phát điểm của mình nhưng đừng bao giờ để chúng định nghĩa con người bạn. Hãy luôn nhớ rằng, cái nghèo là một thời điểm và bạn có thể hành động để từng bước thay đổi, mở ra những chương mới cho cuộc đời mình. Đó có thể là một hành trình dài nhưng “Có công mài sắt có ngày nên kim”, người nỗ lực nhất định sẽ được đền đáp xứng đáng”.
===
Nhớ lại những ngày mới đi làm, tôi có một nữ đồng nghiệp luôn trong cảnh đầu tháng lĩnh lương, giữa tháng đã “nướng” hết vào mua sắm rồi cuối tháng lại khóc ròng khi nhìn số dư tài khoản. Mọi người khi đó vẫn hay đùa và gọi cô là “cô bé tội nghiệp”.
Một ngày nọ, cô than thở nỗi lòng với vài thành viên trong nhóm: “Tôi nghĩ quản đốc lúc nào cũng nhắm vào tôi, thậm chí trưởng nhóm còn luôn nhìn tôi với sự khó chịu. Chẳng lẽ họ không nhìn thấy được rằng tôi là người làm việc nhiều nhất mỗi ngày sao? Tôi như cái gai trong mắt của họ vậy”.
Công ty có đợt chọn nhóm nhân sự trẻ để cử đi học nâng cao nghiệp vụ, bộ phận marketing của cô là trọng tâm của việc tuyển chọn nhưng cô không có tên trong danh sách. Trong buổi họp giao ban đầu tháng, cô còn bị trưởng nhóm phê bình nghiêm khắc về một số sai sót đã mắc phải. Hàng loạt sự việc khiến cô càng cảm thấy mình như là mục tiêu chỉ trích của tất cả mọi người.
Trong giờ nghỉ trưa hôm đó, cô vừa ăn vặt vừa đọc tin tức giải trí như thường ngày. Bỗng nhiên cô thay đổi hẳn tâm trạng, vui vẻ nói: “Này! Biết gì chưa? Mấy người được cử đi học chỉ được nhận trợ cấp 40% lương thôi đấy. May mà tôi không được chọn. Dại gì mà đi cơ chứ!”.
Lúc này, lãnh đạo công ty tình cờ đi ngang qua, bầu không khí đột nhiên rơi vào lúng túng chưa từng thấy.
“Lần đầu tiên bạn đến phỏng vấn, tôi nghe nói bạn học chuyên ngành ngoại thương và thành thạo tiếng Anh. Sau hơn một năm, bạn đã sử dụng tiếng Anh đó như nào? Không xem clip giải trí trong khi làm việc thì lại ngồi thơ thẩn nghĩ ngợi gì đó rồi mắc phải những lỗi sai khó có thể thông cảm. Thời gian trước, tôi đã cho 6.000 nhân sự toàn tập đoàn đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ và bộ phận của bạn chính là trọng điểm nhưng bạn là người duy nhất không tham gia vào bất kỳ một khóa học nào. Khi tám chuyện thì bạn rất sôi nổi, rồi lại kêu than về việc tài khoản không có tiền, lương thấp. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình vì sao lương của bạn lại thấp nhất trong bộ phận chưa? Tại sao lại không có tên bạn trong đợt tuyển chọn nhân tài này?”.
Một năm sau, nhóm nhân sự được cử đi học ngày đó trở về công ty và đều trở thành nhân sự cốt cán của công ty còn “cô bé tội nghiệp” đã bị sa thải cách đây 3 tháng.
Một đồng nghiệp nói với tôi: “Bạn có thể cảm thấy rằng hiện tại những thứ mình có rất thoải mái và bạn không muốn thay đổi nhưng đừng quên rằng, đó là bạn đang tự đẩy mình lùi lại về phía sau. Điều tệ nhất là khi ở cái tuổi lẽ ra phải chiến đấu mạnh mẽ nhất thì bạn lại lựa chọn an nhàn và không nghĩ đến việc làm sao để hoàn thiện mình. Khóc lóc rồi than thân trách phận không làm chúng ta tiến bộ hơn”.
Trên đời này, không phải tất cả những việc không vừa ý đều do người khác nhằm vào bạn. Rất có thể là do bạn đã không chăm chỉ mà nỗ lực. Thay vì suốt ngày than vãn “Tại sao người nghèo lại là tôi”, tốt hơn hết nên đặt câu hỏi “Đã đến lúc thay đổi chưa?”.
===
Có lần, tôi đi phỏng vấn một đạo diễn phim và được nghe anh kể lại câu chuyện những ngày mới lên thành phố lập nghiệp với chỉ vỏn vẹn vài đồng trong túi. Sau nhiều nỗ lực, anh cũng khẳng định được vị trí của mình và có được công ty riêng. Không may trong một lần hợp tác, anh họ đối tác lừa, rút vốn bỏ chạy, để lại công ty điêu đứng và nợ nần chồng chất.
“Tôi đã muốn kể lể với tất cả mọi người nhưng điều đó liệu có lợi ích gì? Sự thật không thể giấu được và tôi cần phải tự mình vượt qua khó khăn đó. Sau những biến cố, tôi luôn dặn lòng rằng nhất định phải luôn hướng về phía trước. Đừng sợ cái nghèo vì mình còn có thể nghèo hơn ngày mới tay trắng lập nghiệp sao. Đừng thích vai nạn nhân mà hãy nghĩ đến việc làm sao để có thể thay đổi cuộc đời mình”.
Sự an nhàn, ổn định giống như một chất gây nghiện vậy, nó khiến chúng ta dễ sa vào và không muốn bước ra. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, nếu bạn chọn an nhàn, lười biếng trong 10 năm tuổi trẻ thì sẽ phải vất vả hơn rất nhiều trong vài chục năm sau đó. Tuổi trẻ chính là những năm tháng quan trọng để bạn quyết định cuộc đời của một người.