Vật phẩm phong thủy Sư tử và phúc có quan hệ gì?

Sư tử là bảo vật thường được đặt ở cửa chính, có thể tránh họa cầu phúc. Tập tục này bắt nguồn từ đời Hán, nhưng sư tử không phải được ra đời ở Trung Quốc, mà hình tượng của sư tử Trung Quốc cũng khác xa với sư tử thảo nguyên. Vậy hình tượng của sư tử Trung Quốc rốt cuộc ra đời thế nào? Sư tử làm bảo vật có mấy loại?

Sư tử của Trung Quốc được du nhập từ Đại Nguyệt Thị quốc của Tây Vực vào thời Chương đế Đông Hán. Khi đó nó được coi là lễ vật tiến cống cho Hoàng đế. Về sau, Phật giáo truyền nhập vào Trung Quốc, trong kinh điển xuất hiện những miêu tả về sư tử. Trong tác phẩm Đăng hạ lục ghi rằng, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni giáng sinh, “một tay chỉ trời, một tay chỉ đất” sư tử gào lên: “Trên trời đất dưới, mình ta độc tôn”. Núi Ngũ Đài là đạo tràng của Bồ tát Văn Thù, có ghi chép nói rằng vị Bồ tát cai quản trí tuệ nhân gian này khi tới núi Ngũ Đài hiển linh đã cưỡi sư tử. Về sau, cùng với sự phát triển của Phật giáo, hình tượng sư tử cũng dần được chuyển hóa, mọi người khoa trương và tưởng tượng một cách hợp lý trên nên tảng hình tượng vốn có của nó, từ đó ra đời hình tượng thần thú sư tử mà ngày nay chúng ta vẫn thường nhìn thấy.

Sư tử đặt làm bảo vật thường có hai loại là sư tử đá và sư tử đồng. Sư tử đá ở các vùng khác nhau cũng có những sự khác biệt khá lớn về bề ngoài, sư tử đá phương nam tràn đầy linh khí, chạm khắc phức tạp tạo hình hoạt bát là chính; Sư tử đá phương Bắc đại khí bất kham, chất phác tự nhiên, tạo hình tương đối hào phóng. Vì sư tử là vua của bách thú nên càng có nguồn gốc sâu xa với Phật giáo, cho nên cũng tránh được tà khí, ách vận, đặt hai con sư tử đá trước cửa nhà tự nhiên sẽ đạt được hiệu quả tránh tà nạp phúc.

Thông thường, đặt sư tử ở cửa, dù là cửa hàng, cơ quan hành chính hoặc cửa ngõ khu vực nào đó đều được, nhưng sau khi đặt sư tử đá, không cần thờ cúng gương bát quái, long quy, chim nhạn, tháp văn xương, đá Thái sơn nữa, nếu không sẽ dẫn đến nội bộ tranh giành, còn phản tác dụng và không đạt được mong muốn.

Sử tử đồng tức là sư tử được tinh đúc từ đồng vàng ròng, là bảo vật trấn trái hóa sát, vượng quyền trợ vận. Đồng là kim loại, có thể khắc chế được hình khắc của mộc, nếu đối diện cửa sổ là cây đại thụ, nên dùng một cặp sư tử đồng để hóa giải. Sư tử đồng có thể hóa sát chặn tai, thường được đặt trên bàn, bậu cửa sổ, giá sách hoặc kệ thấp sát tường.

Khi đặt sư tử đồng, nên phải đặt trên không nên để thấp, phía trước nên có không gian rộng rãi để đạt được hiệu quả trên cao nhìn xuống, cấm kỹ không gian nhỏ hẹp, khiên sư tử bị ràng buộc.

Vì thế sư tử đồng thường được đặt ở phía Tây Bắc mới phát huy được công hiệu lớn nhất. Đây là vì sư tử vốn thuộc quẻ Càn, phương Tây Bắc Ngũ hành thuộc Kim, mà sư tử đồng chính là kim loại. Tuy nhiên khi đặt ở hướng Tây Bắc cũng cần xem xét, suy tính cẩn trọng, nếu nhân tố bất lợi đến từ phương Bắc, sẽ đặt sư tử đá, sư tử ngọc ở phương Bắc. Nếu phía Tây có tai họa, có thể đặt sư tử đỏ ở phía Tây. Nếu là phía Nam, đặt sư tử đen. Nếu tai họa đến từ phía Đông, nên đặt sư tử đồng, sư tử trắng ở phía Đông.

Sư tử có thể ngăn cho tà khí xâm nhập, phải bảo đảm đầu sư tử quay ra ngoài, nếu đầu quay vào trong, sát khí của sư tử có thể làm chủ nhân bất lợi mà không đạt được hiệu quả tránh tà sát.

Sư tử cũng phân đực cái, đực bên trái, cái bên phải, không được nhầm lẫn, nếu một con trong đó bị phá hỏng, lập tức thay cả đôi.

Mắc dù người hiện đại không mê tín những bảo vật này như người cổ đại, nhưng những linh vật này thực sự có phải mê tín? Một câu nói của tác giả Long Ứng Đài người Đài Loan được coi là sự giải thích hợp lí nhất. Trung Quốc không có sư tử sống, vì thế sư tử trong tranh, trước miếu, trong trận chiêng trống là sư tử biến dạng. Thế nhưng sư tử biến dạng không phải là lời nói dối, bởi vì nó là đồ đồng, đương nhiên không có cái gọi là biến dạng hay không biến dạng. (Trích từ bài viết Xuất phát từ sư tử đá trong Suy ngẫm trăm năm)

Vật phẩm phong thủy Sư tử đá trấn trạch nạp cát thế nào?

Ở cửa của nhiều cơ quan chính phủ, quán rượu, nhà máy, cửa hàng lớn, biệt thử hoặc nhà ở, chúng ta đều có thể nhiều con sư tử đá thành đôi thành cặp.  Bởi vì người Trung quốc xưa nay đều coi sư tử là con vật may mắn, sư tử đá đặt ở cửa chính, có tác dụng tránh tà nạp cát. Ở một số cổng thôn, lập sư tử đá và “Thái Sơn thạch cảm đương” có tác dụng tương tự như nhau – trấn nhà tránh tà, cản trở những thứ không may mắn và bảo vệ bình an cho thôn.

Trong dân gian, sư tử đá ngoài trấn tà trừ sát ra, còn có thể tăng cường quan uy hoặc dương khí của chủ nhà. Nó có thể dùng ở những nơi tương xung với đường, mở cửa thấy cột đèn hoặc đối diện cửa sổ là cây đại thủ. Nếu trong nhà có người Ngũ hành thiếu thủy, đặt sư tử đồng sẽ tốt hơn, bởi vì Kim có thể sinh Thủy, sẽ vượng tài. Ngoài ra, đặt một cặp sư tử đá ở cửa sổ có thể hóa giải được xung khắc bất lợi ở cửa sổ, hơn nữa có ý sinh quyền. Một số nghành nghề đặc biệt như luật sư, diễn viên phải kiếm sống bằng cái mồn, có thể đặt một cặp sư tử đá trong văn phòng, giúp cho sinh tài.

Tuy nhiên, việc bài trí sư tử đá cũng không thể tùy tiện mà làm, dân gian có những yêu cầu nhât định trong việc này.

– Bởi vì sư tử là từ phương Tây truyền vào Trung Quốc. Phía Tây Bắc là phương vị quen thuộc của sư tử, bởi thế sư tử nên đặt ở phương vị này. Hơn nữa sư tử thuộc quẻ Càn, ở phía Tây Bắc, Ngũ hành thuộc kim nên phải đặt sư tử (đặc biệt là sư tử đồng hoặc sư tử vàng) ở phương vị này mới có hiệu quả vượng tài.

– Khi bày sư tử tốt nhất chọn một cặp, một đực, một cái, phối hợp thành đôi. Khi bày phải chú ý, một cặp sư tử thông thường là nhìn thẳng vào nhau. Nếu có một con bị vỡ nát hoặc hư hại thì phải lập tức đổi một cặp sư tử mới, cấm giữ một con còn lại ở nguyên vị trí.

– Đầu sư tử nhất định phải đặt mặt hướng ra ngoài phòng, do mặt quay ra bên ngoài mới có thể ngăn cản tà ma và sát khí bên ngoài xâm nhập. Nếu đầu sư tử quay vào trong phòng, không những không thể trị tà, còn có thể làm bản thân mình bị hại.

Vật phẩm phong thủy Sư tử và cao quan bổng lộc có mối liên hệ gì?

Sư tử là một loài động vật uy nghiêm và hung mãnh, giống với hổ trong giới động vật, cũng được gọi là “chúa tể muôn loài”. Chính vì địa vị này, nên trong dân gian sư tử thường được lấy để tượng trưng cho phú quý, quyền thế của thế gian.

Chữ “sư” (sư tử) và “sư” (thái sư) đồng âm, thể hiện ý nguyện tốt đẹp. Thái sư là chức quan trong thời kỳ lưỡng Chu, sau đời Hán có Thái Phó, Thái Bảo cùng hợp lại là “tam công”. Thiếu sư là chức quan thời kỳ Xuân Thu, sau này có Thiếu Phó, Thiếu Bảo, hợp lại thành “tam thiếu”. Điểm chung của những chức quan này đều là hộ trợ, định hướng cho thiên tử đương chính.

Do hai chức vị này đều liên quan mật thiết với hoàng đế, cho nên là chức quan mọi người đều mơ ước. Trên quan phục của quan võ thời Minh Thanh có thêu hình sư tuer, đại diện cho quan võ nhị phẩm. Trước cổng quan phủ, sư tử đá lớn ở bên trái đại diện cho “thái sư”, sử tử đá lớn bên phải đại diện cho “thiếu sư”.

Do đó, dân gian thường dùng bức họa may mắn sư tử để chúc người có thể đạt được mong ước hoặc đường làm quan hanh thông. Như bức tranh tết “Thái sư thiếu sư”, có hai đầu sư tử một to một nhỏ, chữ “đại” viết gần giống chữ “thái”, chữ “tiểu” viết gần giống chữ “thiếu”, chữ “sư” lại đồng âm với “sư” (thái sư). Do vậy, cả bức tranh tết ngụ ý đời đời thế thế cao quan bổng lộc. Một vài bức tranh cũng vẽ một vị đồng tử, cưỡi một con sư tử lớn, chơi với một con sư tử nhỏ, ngụ y chính là chúc phúc con cháu sau khi trưởng thành có thể đỗ đạt khoa cử, có địa vị cao.

Vật phẩm phong thủy Sư tử và các ứng dụng thực tế trong ngày nay.

lion4-230809-1368269141_500x0.jpg

Việc sắp xếp cặp sư tử giám hộ đúng cách rất quan trọng. Người ta tin rằng, nếu đặt sư tử sai vị trí, gia chủ có thể phải rước lấy tai họa thay vì nhận được sự bảo trợ của linh vật. Các tài liệu cổ ghi rằng, sư tử đực luôn đứng ở bên phải (từ ngoài nhìn vào cổng nhà) và sư tử cái luôn ở tay trái.

Tuy nhiên, cặp sư tử đá trước cửa trụ sở văn phòng Công ty CP Thủy sản Bình An (Bianfishco) ở Trà Nóc bị sắp xếp không theo đúng nguyên tắc. Nếu nhìn từ ngoài vào, sư tử đực lại nằm ở bên trái, còn sư tử cái nằm bên phải, ngược với nguyên tắc sắp đặt thông thường.

bo-tri-122349-1368269141_500x0.jpg

Vị trí đặt sư tử đúng nhìn từ ngoài cửa vào.

Ngoài ra, theo các chuyên gia phong thủy, việc đặt quá nhiều sư tử cũng gây ra những ảnh hưởng không tốt vì bất kỳ thứ gì thái quá đều có thể mang lại kết quả ngược với mong muốn.

Hóa giải tà khí và thu hút tài lộc bằng biểu tượng sư tử

Một đôi sư tử bày ở hai bên cổng chính giúp xua đuổi trộm cắp và những kẻ có tà ý, đồng thời mang lại vận may tiền bạc và phong thủy tốt cho ngôi nhà. Sư tử cần được bày trên bục cao, nhìn từ trong ra ngoài.  

Thời xưa, sư tử dũng mãnh thường được chọn để bảo vệ những chốn linh thiêng như đền chùa và cung điện. Ngày nay, con vật này được sử dụng rộng rãi trong phong thủy tại công sở, ngân hàng, khách sạn cũng như những dinh thự lớn. Người ta cho rằng tại các trung tâm mua sắm, một cặp sư tử gác cổng sẽ giúp phân tích suy nghĩ của các vị khách đang bước vào cửa hàng. Nếu không có dụng ý xấu, họ sẽ được phép đi vào bên trong tòa nhà. Tuy nhiên, những kẻ có tà ý làm hại hoặc ngăn cản công việc của những người trong ngôi nhà sẽ bị ngăn không thể vào trong.

Có thể gặp hình ảnh sư tử ở khắp nơi tại Hong Kong, Trung Quốc và Singapore – những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á. Đây cũng là những khu vực có đông đảo cộng đồng người Hoa nhất.

Sư tử – linh vật của Đạo Phật  

Thực ra, sư tử không phải con vật bản địa của Trung Quốc. Người ta tin rằng hình ảnh của nó được du nhập vào đây cùng Phật Giáo. Là linh vật của Tây Tạng, Sư tử Tuyết tượng trưng cho lòng dũng cảm, kiên cường và sự vui tươi vô điều kiện.

Sư tử Tuyết thường được minh họa với bờm xanh lá cây hoặc xanh nước biển.

Sư tử Tuyết thường được minh họa với bờm xanh lá cây hoặc xanh nước biển.

Trong Phật giáo, Sư tử Tuyết làm nhiệm vụ bảo vệ Đức Phật và thường được mô tả ở tư thế đang nâng ngai của Phật (một con bên trái và một con bên phải).  

Phật Dược Sư ngồi trên ngai có hình hai con Sư tử Tuyết - tranh Tây Tạng.

Phật Dược Sư ngồi trên ngai có hình hai con Sư tử Tuyết – tranh Tây Tạng.

Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung, ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Tay phải Bồ tát cầm một lưỡi gươm vàng trí tuệ đang bốc lửa với hàm ý chặt đứt xiềng xích của phiền não, tay trái cầm cuốn kinh Bát nhã, biểu trưng cho sự giác ngộ.

Thời xưa, các quan võ hàm Nhị phẩm đều được mang áo thêu hình sư tử.

Thời xưa, các quan võ hàm Nhị phẩm đều được mang áo thêu hình sư tử.

Người giám hộ trung thành

Sư tử được cho là có khả năng tuyệt vời bảo vệ các chốn linh thiêng và vì vậy thường được chọn đứng gác ở cổng đền chùa. Người ta cũng có thể bài trí những bức tượng sự tử đá to lớn ở hai bên cửa chính hoặc dọc theo lối vào các dinh thự. Đôi khi cũng có thể gặp tượng sư tử đá bảo vệ phần mộ của tổ tiên.  

Sư tử Tuyết gác Điện Potala Tây Tạng.

Sư tử Tuyết gác Điện Potala Tây Tạng.

Sư tử đóng vai trò rất quan trọng trong phong thủy hiện đại. Biểu tượng sư tử đã được các nhà lãnh đạo Singapore khéo léo khai thác, mang lại sự thịnh vượng cho quốc đảo. Tượng Ngư Sư Merlion gồm đầu sư tử, xuất phát từ tên Singapura (thành phố sư tử) và mình cá – tượng trưng cho sự khởi đầu khiêm tốn từ một làng chài ven biển.  

Tượng Ngư Sư Merlion.

Tượng Ngư Sư Merlion.

Trung tâm giải trí – Casino MGM Grand tại Las Vegas, một điển hình khác của sự thành đạt, nổi tiếng với bức tượng Sư tử Vàng khổng lồ nặng 50 tấn đặt phía trên lối vào.  

Đây là nơi có bức tượng sư tử lớn nhất nước Mỹ.

Đây là nơi có bức tượng sư tử lớn nhất nước Mỹ.

Tượng cao 14 m, đặt trên bệ cao 8 m.

Tượng cao 14 m, đặt trên bệ cao 8 m.

Vào “Tháng mười Đen tối” năm 1987, khi thị trường chứng khoán Hong Kong sụt giảm 45%, HSBC là ngân hàng ít bị chao đảo nhất. Trụ sở của tập đoàn này tại Hong Kong có cặp sư tử gác lối vào.  

Cặp sư tử bên ngoài HSBC Hong Kong được đúc bằng đồng để củng cố năng lượng Kim của ngành ngân hàng.

Cặp sư tử bên ngoài HSBC Hong Kong được đúc bằng đồng để củng cố năng lượng Kim của ngành ngân hàng.

Sư tử được coi là có khả năng đặc biệt chống lại những mất mát tài chính bất ngờ, ngăn ngừa dòng tiền chảy ra, giúp giảm bớt khó khăn và cải thiện tài vận. Nó cũng giúp mang lại vinh quang cho lãnh đạo của công ty hay ông chủ của gia đình.

Sư tử là biểu tượng dũng mãnh bảo vệ các cung điện, lâu đài, biệt thự, khách sạn, ngân hàng, cơ sở kinh doanh và cửa hàng bán đồ trang sức quý. Khi được dùng làm logo của nhiều công ty, nó giúp mang lại sự phát triển nhanh chóng. Người ta tin rằng, hình ảnh sư tử đã mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia, công ty và cá nhân.

Hóa giải tà khí, thu hút tài vận

Sư tử được cho là có khả năng hóa giải tà khí, xua đuổi những kẻ ác ý, nuôi dưỡng khí đi vào tòa nhà và mang theo hạnh phúc, may mắn. Khi đặt hai bên cửa chính, chúng giúp ngăn ngừa trộm cướp, cải thiện phong thủy lối vào nhà. Tượng sư tử cũng thường được đặt trong công sở để xua đuổi kẻ cắp và những người xấu bụng. 

Ngoài ra, nhờ khả năng nuốt bất cứ con vật nào, kể cả những con thú ‘khó nhai’ nhất, của rừng rậm hoang dã, sư tử được cho là mang lại vận may trong kinh doanh, giúp tăng doanh thu.

Sư tử cũng tượng trưng cho vinh quang, nâng cao vị thế của người đứng đầu công ty và các ông chủ trong gia đình, giúp họ trở nên dẻo dai, bền bỉ, tỉnh táo và có khả năng đối đầu với mọi khó khăn, mang lại thành công.

Hình tượng sư tử trong văn hóa Trung Quốc  

Sư tử Giám hộ Trung Quốc, hay Sư tử Giám hộ Hoàng cung (thường được người phương tây gọi là Nghê) là hình dung của người Trung Quốc thời tiền hiện đại về sư tử. 

Tượng sư tử ở Tử Cấm Thành - Bắc Kinh.

Tượng sư tử ở Tử Cấm Thành – Bắc Kinh.

Chúng không giống sư tử châu Phi ngày này, và được cho là sự pha trộn hình ảnh của sư tử và giống chó Sư tử Lông xù Chow Chow của Trung Quốc hay giống chó Sư tử Tây Tạng.  

lion15-829604-1368269142_500x0.jpg

Phong tục bày một cặp Sư tử Giám hộ trước cửa nhà xuất hiện vào đời Hán (bắt đầu năm 206 trước công nguyên), từ tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc và rất phổ biến ở miền Nam nước này. Tại đây, nhiều gia đình chọn đặt một cặp Sư tử bên ngoài cửa chính nhà mình. Trong khi đó, tại Bắc Kinh (miền Bắc Trung Quốc), sư tử chỉ được đặt trước cung điện hoàng gia, mộ vua chúa, chùa chiền và dinh thự của các quan chức cấp cao trong triều đình hay những nhân vật giàu có. Tại miền Nam, tất cả tượng Sư tử Giám hộ đều được tạc từ đá, trong khi tại Tử Cấm Thành – Bắc Kinh có thể gặp những bức tượng Sư tử bằng đồng.

Phân biệt sư tử đực và cái

Sư tử Giám hộ Trung Quốc bao giờ cũng được tạc thành đôi, để duy trì sự cân bằng âm dương trong môi trường. Con đực tựa một bàn chân lên quả cầu còn con cái thì kìm giữ chú sư tử con nghịch ngợm nằm ngửa dưới móng vuốt của mẹ. Đây là hình ảnh một cặp sư tử bằng đồng bày ở Tử Cấm Thành. 

Sử tử cái chơi đùa với con, tượng trưng cho lòng trung thành và sự bảo hộ.

Sử tử cái chơi đùa với con, tượng trưng cho lòng trung thành và sự bảo hộ.

Sư tử đực đặt chân lên hình quả cầu, tượng trưng cho quyền lực.

Sư tử đực đặt chân lên hình quả cầu, tượng trưng cho quyền lực.

Sư tử con đùa giỡn với mẹ

Sư tử con đùa giỡn với mẹ.

Nhiệm vụ của sư tử cái là lo lắng cho công việc nội bộ gia đình bên trong tòa nhà, trong khi sư tử đực bảo vệ chính tòa nhà. Con đực thể hiện năng lượng dương với chiếc miệng há rộng, trong khi con cái mang năng lượng âm với miệng ngậm chặt. Trong tư thế đầu hơi nghiêng, cặp sư tử với cặp mắt sắc sảo đang dè chừng những kẻ có tà ý, không cho chúng tiến vào dinh thự hay công sở. Vẻ ngoài hung tợn của cặp sư tử này giúp xua đuổi mọi nguy hiểm.

Ngày nay, những cặp sư tử thế này vẫn được bài trí để tô điểm hai bên cửa chính của một số văn phòng, ngân hàng hoặc cơ sở kinh doanh và nhà riêng. Một số được đặt ở lối vào nhà để xua đuổi tà khí.

Nguồn: