Luôn di chuyển bằng 4 chi, câu chuyện kì lạ của anh em gia đình người Thổ Nhĩ Kỳ đã khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên và bắt đầu những cuộc khảo sát.

Năm anh chị em từ độ tuổi 34 đến 46, sống tại tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ đã làm say mê các nhà khoa học trên thế giới kể từ khi họ được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2005.

Nguyên nhân là vì họ di chuyển bằng cách rất khác thường, sử dụng bàn chân và lòng bàn tay, trong khi đó chỉ có thể đứng dậy trong thời gian ngắn với tình trạng đầu gối và đầu gập xuống.

Thổ Nhĩ Kỳ: 5 anh em trong gia đình đi lại bằng 4 chi giống như gấu
Người đàn ông bị mắc bệnh mất thăng bằng, chỉ có thể đi bằng cả chân và tay. (Ảnh: Reuters)  

Giả thuyết đầu tiên về gia đình Ulas này giống như việc “tiến hóa ngược của loài người”. Tuy nhiên, điều này được thay thế bằng giả thuyết gia đình này bị mắc một căn bệnh di truyền hiếm gặp.

Theo một báo cáo được công bố trên tạp chí PLoS ONE, các nhà nghiên cứu cho biết gia đình này di chuyển không giống các loài linh trưởng, họ đi theo đường chéo, liên tục đưa tay lên một bên này và chân ở một bên kia.

Thổ Nhĩ Kỳ: 5 anh em trong gia đình đi lại bằng 4 chi giống như gấu - ảnh 2
Anh chị em đi xung quanh giống như “gấu bò” trên đôi chân và tay. Họ chỉ có thể đứng thẳng trong một thời gian ngắn với hai đầu gối uốn cong cùng với đầu.

Các nhà khoa học tuyên bố việc đi bộ của các thành viên gia đình này là một sản phẩm phụ của tình trạng di truyền gây suy giảm tiểu não, tức là làm cho hệ cân bằng của cơ thể bị ảnh hưởng.

Được biết, gia đình kỳ lạ đến từ vùng hẻo lánh của Thổ Nhĩ Kỳ này có tổng cộng 19 anh chị em. Trong số đó, chỉ có 5 người bao gồm 4 nữ, 1 nam có lứa tuổi từ 34 cho tới 46 cùng có cách di chuyển giống nhau. Cha mẹ của họ cũng đi lại như những người bình thường mà không mắc phải dị tật nào.

Thổ Nhĩ Kỳ: 5 anh em trong gia đình đi lại bằng 4 chi giống như gấu - ảnh 3

Thổ Nhĩ Kỳ: 5 anh em trong gia đình đi lại bằng 4 chi giống như gấu - ảnh 4
Bốn thành viên của gia đình đang di chuyển bằng cả tay và chân.

Lúc đầu, chỉ người anh lớn đủ can đảm sang các làng bên cạnh để kiếm lương thực, nuôi sống gia đình. Tuy nhiên nhiều năm gần đây, khi nhiều người biết đến câu chuyện lạ của họ, những chị em còn lại đã dần dần tương tác nhiều hơn với mọi người xung quanh.