Nghe nhạc là một hình thức khá phổ biến hiện nay, có nhiều bạn nghe nhạc trong lúc đọc sách, nghe nhạc để tập trung vào công việc, hay đơn giãn chỉ là để thư giãn và giải trí. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh còn cho các bé tiếp xúc với âm nhạc từ nhỏ nhằm kích thích  “trí thông minh”. Vậy có bao giờ bạn thắc mắc rằng âm nhạc tác động tới não bộ của chúng ta như thế nào? Âm nhạc có thật sự kích thích trí thông minh, sáng tạo trong chúng ta? Âm nhạc có thật sự giúp chúng ta thư giãn? v.v.v. Rất nhiều câu hỏi thắc mắc về vấn đề này đúng không?

Source: http://www.designinfographics.com/

Sau khi âm nhạc được đưa vào trong tai chúng ta và đến não, phần thùy não trước và phần thùy thái dương sẽ bị tác động, nhiều tế bào thần kinh khác cũng chịu tác động (giai điệu, cao độ… của bài hát). Sau đó những phần não bộ liên quan đến sự tưởng tượng, trí nhớ, màu sắc, sắc thái sẽ bị tác động. Đôi khi bạn không để ý rằng mình đang hát nhẫm theo một ca khúc nào đó, hay nhớ lại kỉ niệm gắn liền với một bài hát chẳn hạn, thì lúc này âm nhạc đã tác động đến phần trí nhớ tưởng tượng và ngôn ngữ trong não bộ.

Âm nhạc còn tác động đến phần nào của não bộ không nhỉ?

Phần này sẽ lý giải cho chúng ta rằng âm nhạc tác động đến nhiều vùng não bộ hơn bất cứ hoạt động nào khác của con người.

Source: http://www.designinfographics.com/

Tìm hiểu đến đây chúng ta đã biết được những tác động của âm nhạc đến não bộ, vì vậy sẽ giúp chúng ta chọn những thể loại nhạc phù hợp với từng thời điểm, và tận hưởng những lợi ích mà âm nhạc mang lại.

Để có được hiệu quả cao nhất trong lúc nghe nhạc chúng ta cần nắm bắt được các thể loại nhạc phù hợp với từng loại sóng não, cùng tìm hiểu về 5 dạng sóng cơ bản dưới đây để có thể chọn từng loại nhạc phù hợp với từng thởi điểm nghe nhạc nhé!

– Sóng Gamma: là dạng sóng có tần số dao động từ 30 – 100 Hz, đây là tần số chức năng của não, chức năng của não liên quan đến sự tăng lòng thương cảm, nhận thức thực tại tốt hơn, nâng cao tinh thần, kết nối các vùng não bộ.

Sóng Beta: tần số 12 – 30 Hz, sóng Beta thấp sự tập trung, minh mẫn thiếu hoạt động của não, sóng Beta thấp gây rối loạn sự chú ý, hội chứng gây nghiện, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn lo lắng. Sóng Beta cao: căng thẳng hoảng sợ. Trạng thái sóng Beta này rất quan trọng nếu chúng ta hoạt động trong thế giới phức tạp, nhưng nó hầu như không phải là trạng thái tốt nhất để tập trung vào việc học. Thực tế, đó là trạng thái tư duy mà hầu hết mọi người gặp phải khi họ làm bài tập tại trường và họ không muốn thay đổi trạng thái đó.

Sóng Alpha: 8-12 Hz xuất hiện khi đang thư giản và mơ mộng, trong trạng thái thiền định, khi đang xem tivi, trẻ đang chơi đùa hormone Serotonin được sản sinh ở tần Alpha 10 Hz. Trạng thái tư duy có nhiều sóng Alpha là nơi thuận lợi nhất cho bạn tiến hành việc học tập.

Sóng Theta: 4 – 8 Hz, diễn ra khi tinh thần thư giản, giấc ngủ say, thiền định sâu, thôi miên. Trái đất cộng hưởng với tần số Theta là ở 7,83 Hz

Sóng Delta: 0 – 4 Hz, hoạt động sóng chậm của não, diễn tả trong giấc ngủ say không mơ, quan sát rõ nhất là ở trẻ sơ sinh. Hiếm gặp ở người lớn.

Âm nhạc tác động đến não bộ của chúng ta nhiều như vậy, vậy âm nhạc có tác dụng như thế nào?

Làm một thí nghiệm nhỏ nhé, các bạn hãy chuẩn bị một tấm hình bình thường (không cảm xúc) và cho người bạn của mình xem trước khi mở một bài nhạc (buồn hoặc vui) và hỏi người đó về cảm xúc của người trong hình. Các nhà khoa học khảo sát bằng thí nghiệm trên và cho rằng: chúng ta nhìn nhận một bức chân dung bình thường (buồn hoặc vui) sẽ tương ứng với bản nhạc (buồn hoặc vui). Thực tế thì có rất nhiều ứng dụng dựa vào sự tác động của âm nhạc, các bạn để có để ý là âm nhạc ở những khu mua sắm sẽ sôi động hơn, những nơi dành cho văn phòng hay phòng trà sẽ sử dụng âm nhạc nhẹ nhàng du dương hơn.

Các bạn đã từng nghe đến rằng cho bé tiếp xúc với âm nhạc sẽ rất tốt, nghe vài bài nhạc cho thư giản v.v.v, dưới đây là những chia sẽ về lợi ích của âm nhạc đến cuộc sống của chúng ta.

Cho bé nghe nhạc từ trong bụng mẹ có tác dụng thúc đẩy sự hoàn thiện về thể chất, trí tuệ, khả năng sáng tạo và biểu lộ cảm xúc của trẻ. Nghiên cứu chỉ ra rằng, trong thời gian mang thai, nếu bạn thường xuyên cho bé nghe một bản nhạc nào đó, thì đến khi chào đời, lúc bé khóc, bạn hãy bật to bản nhạc đó lên, em bé sẽ bị thu hút bởi âm thanh đó. Điều này chứng tỏ âm nhạc có ảnh hưởng tới sự học hỏi của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Âm nhạc kết nối tình cảm giữa mẹ và bé, giúp mẹ giảm stress…

Bên cạnh đó âm nhạc còn giúp chúng ta cải thiện khả năng ngôn ngữ và trí nhớ.

Kích thích trí thông minh: Sau một cuộc kiểm tra IQ được tiến hành tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đã cho biết: nhóm học sinh được thư giãn bằng bản sonata K488 của Mozart có kết quả trắc nghiệm IQ trung bình cao hơn nhóm khác từ 9 đến 10 điểm. Tốc độ hoạt động não và nhiều hoạt động khác của trẻ được nghe nhạc Mozart trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn bình thường

Tăng cường chức năng thị giác: Kết quả thí nghiệm của Trường đại học Y dược Sao Paolo cho thấy rằng sau khi được nghe bản sonata K448 khả năng xử lý bằng mắt cường tốc độ phân tích, và xử lý hình ảnh với độ chính xác khá cao.

Giúp ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh:

Nghe nhạc có thể khiến cho nhịp tim con người trở nên ổn định hơn. Nghiên cứu khoảng 23 trường hợp thanh niên tình nguyện tham gia nghiên cứu, các bác sĩ thuộc Bệnh viện Oberwalliser – Thụy Điển đã khẳng định: việc nghe nhạc rất ích lợi đối với bệnh timNghe nhạc cũng  giúp chúng ta chơi thể thao tốt hơn.

Kết nối cộng đồng: Âm nhạc là cầu nối tuyệt vời cho mọi người cùng kết bạn, cùng chia sẻ niềm đam mê.

Phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ và vận động khi biết sử dụng nhạc cụ.

Qua thực nghiệm, các nhà khoa học chỉ ra rằng những đứa trẻ có từ 3 năm trở lên tập chơi một nhạc cụ nào đó có những biểu hiện phát triển rõ rệt thấy rõ so với các bạn cùng tuổi nhưng không tập chơi nhạc cụ. Khả năng nghe và hiểu của chúng tốt hơn, khả năng ngôn ngữ và biểu hiện cảm xúc tốt hơn, trí nhớ và trí tưởng tượng cũng tốt hơn rất nhiều. Từ việc cảm nhận, hiểu vấn đề tốt hơn, những đứa trẻ này học theo các hành động nhanh hơn và có thể thực hiện những công việc đòi hỏi sự khéo léo tốt hơn các bạn khác.

Huy Võ