Trong các truyện cổ, ta thường nghe tới quạt Ba Tiêu. Một cây quạt thần có nhiều công dụng. Chiếc quạt này đặc biệt được biết đến qua tác phẩm Tây Du Ký. Là một bảo bối của Thiết Phiến công chúa. Có khả năng dập tắt lửa ở Hoả Diệm Sơn. Tuy quen thuộc là vậy. Nhưng ít ai biết được tên gọi “Ba Tiêu” vốn bắt nguồn từ một loài cây rất bình dân, gần gũi.

Tây Du Ký hài, chuyện giờ mới kể (12)

Việt Hán Thông Thoại Tự Vị của Đỗ Văn Đáp có dẫn “ba tiêu” có Hán tự là 芭蕉. Nghĩa là “chuối”. Từ điển phổ thông cũng định nghĩa: “Ba tiêu: cây chuối tây”. Nếu tách ra, ta có “ba” (芭) là tên một thứ cỏ (cỏ ba). Còn “tiêu” (蕉) có nghĩa là gai sống hay gỗ vụn. Thú vị thế nào, hai chữ này kết hợp lại tạo ra cây chuối. Chứng tỏ với người xưa đây chỉ là một cây hoang dại. Ở bụi bờ nhử cỏ, như gai, như gỗ vụn mà thôi.

Về quạt Ba Tiêu, từ điển bách khoa Baike có giảng như sau: “Quạt Ba Tiêu còn gọi là quạt Bồ, quạt Quỳ hay quạt Bồ quỳ. Đây là loại quạt rẻ, nhẹ và mát, được nhiều người ưa dùng từ thời xa xưa”. Như vậy có thể thấy quạt Ba Tiêu vốn chỉ là một cây quạt thông thường. Được sử dụng và lưu truyền trong dân gian. Cũng chú ý rằng gọi như vậy vì quạt có hình bè bè như lá chuối. Chứ không phải do được làm bằng lá chuối. Thực tế quạt Ba Tiêu thường được làm bằng một loại lá cọ.

Vậy vì đâu mà cây quạt hình lá chuối kia lại đi vào thần thoại. Với khả năng dập tắt lửa Hoả Diệm Sơn? Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức có cho ta một gợi ý khi giảng về từ này: “Ba tiêu: Cây chuối, khí hơi lạnh, vị ngọt; Củ vị ngót ngót, tính thật lạnh; mủ vị hơi ngọt hoặc chát, khí lạnh, không độc”. “Khí lạnh” mà tác giả nhắc đến ở đây ắt hẳn liên quan đến quan niệm cân bằng âm dương trong ẩm thực của người xưa. Như thịt bò lạnh (hàn) cần ăn với rau răm nóng (nhiệt) vậy. Như vậy, ba tiêu (chuối) vốn là một giống cây có tính lạnh cao. Nên cây quạt biểu trưng lá của nó mới được đồn thổi là đem đến gió tiên dập tắt những ngọn lửa gay gắt nhất.

Ngoài ra, theo Hội Khai Trí Tiến Đức. Thì chữ “tiêu” (蕉) đứng một mình cũng có thể dùng để chỉ cây chuối. Như trong “thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa”. Vậy rất có thể “tiêu” trong “chuối tiêu” cũng chính là chữ này.