Trong xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay thì ô nhiễm môi trườngthực sự là một vấn đề đáng báo động cao nhất.
Môi trường
Là tất cả những gì xung quanh con người như cây xanh, không khí, nước, đất… tất cả mọi thứ. Nếu không có môi trường thì con người sẽ không tồn tại được. Nhưng nếu có môi trường và đang bị ô nhiễm thì chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người cũng ngày càng giảm đi.
Ô nhiễm môi trường chỉ xuất hiện khi những chất độc hại thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến đời sống của con người. Do đó, hiện nay đang là vấn đề toàn cầu được cả nhân loại quan tâm.
Thực trạng ô nhiễm môi trường
Trên thế giới hiện nay thì hầu như ô nhiễm môi trường đã xuất hiện với một phạm vi rộng lớn. Dấu hiệu để con người nhận biết ô nhiễm môi trường đang diễn ra đó chính là sự gia tăng ngày càng nhiều của những sự biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, nóng lên toàn cầu, mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc, gây tổn thương hệ sinh thái, suy giảm tầng ozon, tạo ra nhiều lỗ thủng lớn làm cho tia bức xạ cực tím lớn hơn…
Hiện tại, trên toàn thế giới thì môi trường đang phải đối mặt với 3 vấn đề lớn nhất trên toàn cầu đó chính là sự nóng lên của Trái Đất, ô nhiễm biển và đại dương cùng với sự hoang mạc hóa nhanh chóng
Thực trạng hiện nay:
- Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang nóng lên gần 40 độ C so với nhiệt độ trong kỷ băng hà gần đây nhất, khoảng 13.000 năm trước. Nhưng trong vòng 100 năm qua thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang có xu hướng tăng lên rõ rệt từ 0,6 đến 0,7 độ C và các nhà khoa học đang dự báo ẽ có khả năng tăng 1,4 đến 5,8 độ C trong vòng 100 năm tới. Điều này đang rống lên tiếng chuông cảnh báo cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới
- Hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ có tác động sâu sắc lớn đến môi trường và xã hội. Đây chính là hệ quả tất yếu của hiện tượng Trái Đất nóng lên và sự gia tăng mực nước biển, cường độ của các cơn bão cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng dày đặc. Các ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp, chịu tác động mạnh mẽ của thiên nhiên, khí hậu nên ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình canh tác, sản xuất.
- Tốc độ ấm lên toàn cầu của thế kỷ XXI diễn ra quá nhanh khiến cho các loài sinh vật không chịu thích ứng. Khả năng tuyệt chủng cũng sẽ có nguy cơ cao lên. Đại dương và biển đang càng tăng lên vì số lượng rác thải ra càng lớn. Theo số liệu thống kê của Chương trình môi trường Liên hợp quốc công bố thì có đến 50 triệu tấn chất thải rắn đổ ra biển gồm cát, đất, rác, phế thải xây dựng, chất phóng xạ… Hơn nữa, sự cố tràn dầu, rò rỉ dầu, đắm tàu… cũng thường xuyên xảy ra gây ô nhiễm môi trường biển nặng nề (những sự cố này chiếm đến 50%).
- Thực trạng đáng báo động thông qua những con số khiến ai đọc cũng phải giật mình:
- 100.000 thú biển và rựa biển, 1.000.000 chim biển do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các loại rác plastic
- Chiếm đến 30 – 50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt nguyên liệu hóa thạch bị đại dương hấp thụ. Việc thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu CO2 của các phiêu sinh thực vật và nó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái.
- Hơn 60% rạn san hô đang bị đe dọa bởi quá trình ô nhiễm nặng nề
- 60% bờ biển Thái Bình Dương và 35% bờ biển Đại Tây Dương đang bị xói mòn với tốc độ chóng mặt 1m/năm
- Nếu như ai cũng xem biển là bãi rác khổng lồ có thể chứa tất cả các loại rác thải ở trên thế giới thì môi trường biển cũng sẽ không còn nữa.
- Mỗi năm, sa mạc Sahara đang tiến dần về phía Nam với tốc độ 45km/năm. Cao nguyên Madagasca cũng đang bị thoái hóa khi 7% đất đai bị hoang mạc hóa trở thành đất cằn đồi trọc. Một nơi đã từng được xem là kho báu về sự đa dạng sinh học giờ đây chỉ còn là bãi đất trống. Một hiện thực đau lòng và đòi hỏi mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức của mình hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường.
- Do đó khi đa dạng sinh thái bị suy giảm, đất đai dần trở nên bạc màu. Đây chính là 2 nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng hoang mạc hóa toàn cầu. Nếu tình trạng này tiếp diễn và kéo dài thì trong tương lai gần thì cuộc sống và nơi ở của con người và sinh vật sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
Thực trạng môi trường ở Việt Nam
- Theo báo cáo giám sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, tỉ lệ các khu công nghiệp có hệ thống xử lí nước thải chưa đúng yêu cầu, chưa đạt chuẩn.
- Ví dụ ở tỉnh Bắc Cạn: Lượng nước thải của khu vực đô thị trên địa bàn các tỉnh khoảng 12000m3/ngày/đêm. Còn khu vực nông thôn thì phát sinh khoảng hơn 20.280m3/ngày/đêm. Lượng rác thải sinh hoạt chủ yếu là chất thải rắn chiếm đến 80% làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
- Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, bụi bặm cùng các chất thải rắn có nguy cơ gây hại ngày càng cao. Sự gia tăng trong ống xả khí thải và chất rắn trong các hoạt động công nghiệp ngày càng cao tác động trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và môi trường sống.
- Quy trình xử lý chất thải ở Việt Nam vẫn chưa chặt chẽ và còn lỏng lẻo.
- Theo thống kê của Bộ Y tế thì lượng chất thải rắn từ các cơ sở tế trên toàn quốc đạt 300 tấn/ngày. Trong đó, có đến 40 – 50 tấn là nhu cầu xử lý chất thải nguy hại.
- Việt Nam chúng ta nằm trong top 10 nước trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Mỗi năm, Việt Nam bị tổn thất khoảng 1,5% GDP do thiên tai gây ra, nghiêm trọng nhất vẫn là các tỉnh miền Trung. Thực trạng này đang rất báo động vì chúng ta đang là nước đang phát triển nhưng môi trường không đảm bảo thì sự phát triển sẽ không bền vững được.
Các dấu hiệu cảnh báo về hiện tượng ô nhiễm cũng như thực trạng hiện nay đang ngày càng lan rộng ra trên toàn thế giới. Chính vì thế, vì sự sống còn của nhân loại, mỗi một người dân hãy nâng cao ý thức của mình trong việc bảo vệ môi trường, từ những hành động nhỏ nhặt nhất.