Vị trí:
Đường Mạc Đĩnh Chi nằm trên địa bàn phường Đakao quận 1, khởi đầu từ đường Nguyễn Du đến đường Điện Biên Phủ, qua các ngã tư Lê Duẩn, Nguyễn Thị Minh Khai, ngã ba Trần Cao Vân bên trái, các ngã tư Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Văn Thủ. Đường lưu thông một chiều theo hướng từ Điện Biên Phủ tới Nguyễn Du.

Mặt tiền đường Mạc Đĩnh Chi, P.Đa Kao, Q. 1. DT: 5.5x27m, giá: 28

Lịch sử:
Đường này là một trong các đường xưa nhất của đô thành Sài Gòn, lúc đầu mang số 10. Từ ngày 27-1-1871, người Pháp đặt tên là đường Bangkok. Từ năm 1920 lại đổi là đường Massiges. Từ ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn đổi là đường Mạc Đĩnh Chi cho đến nay.

Mạc Đĩnh Chi là ai?

Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), tên tự là Tiết Phu, hiệu là Tích Am, ông là một quan đại thần và nhà ngoại giao nức danh triều Trần trong lịch sử của Việt Nam. Năm 1304, thời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, ông thi và đã đỗ trạng nguyên. Nhờ sự thông minh, hiểu biết sâu rộng, ông nhiều lần được cử đi sứ sang Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn được biết đến như là tổ tiên trực hệ của các đời Hoàng đế của nhà Mạc, được Mạc Thái Tổ truy tôn miếu hiệu là Viễn Tổ, thụy là Kiến Thủy Khâm Minh Văn Hoàng Đế.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Mạc Đĩnh Chi quê ở làng Bàng Hà và Ba Điểm. Trong cuộc kháng chiến chống lại quân Nguyên xâm lược năm 1287 sau đó làng đã theo hàng quân Nguyên. Nhà Trần sau chiến thắng đã trị tội cả làng, bắt dân làm quân hầu cho các vương hầu của nhà Trần, không cho làm quan, nhưng sau này năm 1304, Mạc Đĩnh Chi vẫn được ứng thi và làm quan.