Ga Đà Lạt được người Pháp xây dựng từ năm 1932 – 1938, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang – Đà Lạt dài 84 km…
Nằm ở phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ga Đà Lạt được coi là nhà ga tàu hỏa cổ đẹp nhất Việt Nam cũng như toàn khu vực Đông Dương.
Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 – 1938, là nhà ga đầu mối trên tuyến Đường sắt Phan Rang – Đà Lạt dài 84 km. Công trình do hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Reveron thiết kế. Người thi công công trình là thầu khoán Võ Đình Dung, với kinh phí xây dựng là 200.000 franc Pháp.
Tòa nhà chính của ga có chiều dài 66,5m, chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, có 3 chóp nhọn, tượng trưng cho núi Langbiang – đỉnh núi cao nhất vùng. Chóp trung tâm còn có vẽ mặt đồng hồ to ghi lại thời gian bác sĩ Yersin phát hiện ra Đà Lạt.
Không gian bên trong tràn ngập ánh sáng tự nhiên với những ô cửa kính màu rực rỡ.
Dàn nội thất cổ điển và sang trọng.
Phòng bán vé của ga.
Ga Đà Lạt hiện nay chỉ còn hoạt động để phục vụ du lịch. Đây là nơi xuất phát của tuyến đường sắt khứ hồi đưa du khách đến ga Trại Mát cách Đà Lạt 7km.
Toàn cảnh sân ga.
Các toa tàu chở khách trên sân ga.
Nội thất phong cách cổ điển bên trong một toa tàu.
Một đầu tàu hơi nước cổ kiểu Pháp được trưng bày ở sân ga.
Trong sân ga có cả một quán cà phê được làm từ toa tàu cũ.
Khung cảnh bên trong quán.
Khu nhà dành cho nhân viên đường sắt, xây cùng thời với nhà ga.
Nhiều công trình phụ trợ ga Đà Lạt có tuổi đời gần một thế kỷ
Cận cảnh một trụ nước xây dựng từ năm 1930.
Ngày nay, ga Đà Lạt là một địa điểm tham quan, chụp ảnh cưới nổi tiếng của thành phố trên cao nguyên Langbiang.
Nhà ga đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia của Việt Nam.
Quang cảnh trên tuyến đường sắt Đà Lạt – Trại Mát, gần ga Đà Lạt.