Ngày 20/11/1873, trong trận bảo vệ thành Hà Nội, Phò mã Nguyễn Lâm tử trận, danh tướng Nguyễn Tri Phương trọng thương và bị địch bắt. Khước từ mọi dụ dỗ của kẻ thù, ông đã tuyệt thực cho đến chết.

Nơi an nghỉ của cha con danh tướng Nguyễn Tri Phương là một gò đất nằm giữa cánh đồng lúa thuộc địa phận làng Chí Long, xã Phong Chương, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Trong hai ngôi mộ ở đây, ngôi mộ ở ngoài là của Nguyễn Lâm, con thứ hai của danh tướng Nguyễn Tri Phương, người được phong Phò mã Đô úy thời vua Tự Đức.

Mộ danh tướng Nguyễn Tri Phương nằm phía sau, chếch về bên trái so với mộ người con trai.

Mộ của ông được xây theo cách thức phổ biến của mộ các bậc công thần thời phong kiến, với vòng tường thấp bao quanh, hai bên trụ cổng có cặp nghê.

Sau cổng là nhà bia.

Tấm bia đá trước mộ tướng Nguyễn Tri Phương.

Mộ phần được xây bằng hợp chất ô dước vôi, cát, mật, có hình dáng một tòa đình với hai tầng mái.

Hình rồng đắp nổi trên bình phong sau mộ.

Cận cảnh tượng nghê trước mộ danh tướng Nguyễn Tri Phương.

Mộ Phò mã Nguyễn Lâm về tổng thế có cùng kiểu cách với mộ người cha, nhưng có nhiều khác biệt về chi tiết.

Trước mộ có bình phong trang trí hình hổ đắp nổi.

Tượng nghê trước cổng mộ.

Nhà bia.

Mộ phần Phò mã Nguyễn Lâm hình chữ nhật, bốn góc có bốn trụ với chóp nhọn phía trên. Mặt trên mộ bằng phẳng, đắp đất cho cỏ mọc.

Hình tượng trang trí trên bình phong hậu.

Ngược dòng lịch sử, dưới thời nhà Nguyễn, Nguyễn Tri Phương là một đại danh thần, Tổng chỉ huy quân đội triều đình chống lại quân Pháp ở các mặt trận Đà Nẵng 1858, Gia Định năm 1861 và Hà Nội 1873. Phò mã Nguyễn Lâm đã sát cánh cùng ông trong nhiều trận chiến.

Ngày 20/11/1873, trong trận bảo vệ thành Hà Nội, Phò mã Nguyễn Lâm tử trận, tướng Nguyễn Tri Phương bị trọng thương và bị địch bắt. Khước từ mọi dụ dỗ của kẻ thù, ông đã tuyệt thực cho đến chết.

Cảm khái trước sự hi sinh anh hùng của hai cha con tướng Nguyễn Tri Phương, vua Tự Đức đã lệnh đưa thi hài về an táng tại cánh đồng quê hương…