Lúc này hay lúc khác, chúng ta ai cũng tự hỏi mình điều gì khiến cuộc đời này đáng sống? Liệu có phải là được bao bọc trong tình cảm gia đình và bè bạn hay là gắn kết với thật nhiều người xung quanh? Bạn có bao giờ để ý tới gia đình và bạn bè của những người thực sự thông minh và tự hỏi họ chọn bao nhiêu người cho vòng kết nối bè bạn của mình? Người thông minh thường có ít bạn hơn những người bình thường khác và dưới đây là những lý do.

Điều gì khiến con người hạnh phúc?

Một nghiên cứu được xuất bản trên tờ British Journal of Psychology cố gắng trả lời câu hỏi: chính xác thì như thế nào là một cuộc sống hoàn hảo. Câu trả lời hóa ra lại cho thấy rằng chính lối sống săn bắn hái lượm của tổ tiên ta trước đây lại làm nền tảng cho điều khiến ta hạnh phúc ngày nay. Nghiên cứu được thực hiện trên khoảng 15,000 người nằm trong độ tuổi từ 18 tới 28 đưa ra kết quả rằng những người sống ở các khu vực đông dân thường ít hài lòng với chất lượng cuộc sống của mình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng có mức độ tương tác với bạn bè nhiều hơn thì một người càng tự thấy mình hạnh phúc hơn.

Những người thông minh là trường hợp ngoại lệ

Tuy vậy, vẫn có những ngoại lệ cho các kết quả nói trên. Những người có chỉ số thông minh cao hơn thì các mối liên kết với người khác lại giảm mạnh. “Ảnh hưởng mật độ dân số lên chất lượng cuộc sống với họ cao gấp đôi so với những người có IQ thấp“. Vậy nên càng thông minh thì bạn càng ít hài lòng với cuộc sống nếu phải tương tác với bạn bè quá thường xuyên. Nhưng nguyên nhân là vì sao?

Người thông minh tập trung vào mục tiêu dài hạn

Những người với chỉ số IQ và khả năng sử dụng trí thông minh cao hơn thường ít dành thời gian với người khác. Lý do là vì họ thường tập trung vào những mục tiêu dài hạn. Họ thường có xu hướng sử dụng trí thông minh của mình để tạo nên những điều lớn lao hơn là tập trung vào bản thân mình.

Ví dụ như hãy nghĩ tới những người lựa chọn đi học hay khởi nghiệp. Để theo đuổi các mục tiêu và tham vọng của mình, họ phải giảm tối đa các hoạt động tương tác xã hội để tập trung vào công việc và đạt được mục tiêu của mình. Một người thông minh, trong quá trình theo đuổi một điều gì đó lớn lao hơn chính bản thân anh ta, có thể coi các hoạt động xã hội như 1 dạng “nhiễu”, gây mất tập trung, kéo anh ta ra khỏi mục tiêu dài hạn của mình và có thể ảnh hưởng tới kết quả sau cùng.

Khi theo đuổi các mục tiêu dài hạn, người thông minh thường chọn ở nhà và làm việc, hướng về giấc mơ và tham vọng của mình hơn là đi chơi với bạn bè vào tối thứ Bảy. Điều đó không có nghĩa là họ không coi trọng tình bạn. Nhưng khi đang săn đuổi những điều lớn lao thì họ buộc phải coi những hoạt động xã hội như những điều khiến mình phân tâm.

Người thông minh phát triển khác biệt thế nào trong quá trình tiến hóa của bộ não người?

Não người của tổ tiên chúng ta đã tiến hóa để đáp ứng với điều kiện môi trường khi sống trên các xa-van. Khi đó mật độ dân số còn thấp và chúng ta sinh sống bằng các hoạt động săn bắt, hái lượm. Trong giai đoạn này, việc liên hệ thường xuyên với những người khác là cần thiết để sinh tồn cũng như phát triển giống loài.

Đến chúng ta ngày nay, cuộc sống đã thay đổi và cách thức chúng ta tương tác với nhau cũng vậy. Người thông minh có khả năng đương đầu với những thử thách mới mà cuộc sống hiện đại mang tới. Điều này có nghĩa là họ có khả năng giải quyết những vấn đề mới phát sinh dễ dàng hơn. Khi bạn thông minh thì bạn càng có khả năng thích nghi và dễ dàng “hòa trộn” lối sống trước đây vào cuộc sống hiện đại. Sống ở nơi đông người có thể có ảnh hưởng không nhiều tới cuộc sống của bạn nhưng đó là bởi bạn biết hy sinh nhu cầu “săn bắt hái lượm” để tương tác với người khác khi đang theo đuổi ước mơ của mình.

Người thông minh đánh giá mối quan hệ theo 1 cách khác

Những người thông minh cũng coi trọng tình bạn và các mối quan hệ như bất kì ai nhưng họ có xu hướng lựa chọn kĩ càng cách sử dụng thời gian của mình. Không phải là họ không coi trọng tình bạn hay các hoạt động tương tác với xã hội nhưng họ thường muốn theo đuổi ước mơ riêng của mình hơn.

Tác giả: Tara Massan