Kiến bạc Sahara, bọ gấu nước, cá pupfish… là những loài động vật có khả năng sống sót và phát triển ở những nơi có môi trường khô hạn và nóng nhất trên Trái Đất.

Kiến bạc Sahara

Kiến bạc Sahara, tên khoa học là Cataglyphis bombycina, ở sa mạc Sahara và có thể bước trên sa mạc nóng bỏng để tìm thức ăn trong cái nắng lên tới 50 độ C. Chúng làm được điều đó là nhờ bộ lông bóng bảy có khả năng phản xạ hoàn toàn ánh sáng như một lăng kính, một kỹ thuật cũng được sử dụng trong sợi quang học nhân tạo.
Kiến bạc Sahara
Kiến bạc Sahara có chân rất dài giúp chúng có thể phi nước đại trên mặt cát thiêu đốt với tốc độ lên tới 1 mét/giây.

Bọ gấu nước

Bọ gấu nước
Bọ Tardigrades hay bọ gấu nước (water bear), đây chính là sinh vật sống dai bậc nhất hành tinh. Chúng có thể sống trong nước ở mọi điều kiện, từ chân không trong vũ trụ, đến môi trường có áp lực gấp 600 lần áp suất khí quyển. Trong điều kiện không có nước, gấu nước còn có khả năng biến cơ thể thành thủy tinh để sống thêm hàng thập kỷ.
Năm 1842, một nhà khoa học người Pháp Doyère đã phát hiện ra rằng, bọ gấu nước vẫn sống sót được ở mức nhiệt lên tới 125°C.

Cá pupfish

Cá pupfish
Nhiều loài cá pupfish sống ở châu Mỹ, vùng Caribe được xem là động vật cực hạn bởi chúng có thể thích nghi và sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Cá pupfish có thể sống tốt trong nước ngọt, nước muối, nước có nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp.
Ví dụ, loài cá Julimes pupfish sinh sống ở suối nước nóng El Pandeño chảy trên sa mạc Chihuahuan. Nhiệt độ nước của con suối này có thể lên tới 45,5 độ C.

Lừa hoang châu Phi

Lừa hoang châu Phi
Có khoảng 400 con lừa hoang châu Phi sinh sống tại khu vực Dallol, phía Bắc Ethiopia, nơi có nhiệt độ thường đạt mức 48,8 độ C vào mùa hè.
Lừa hoang châu Phi có khả năng uống nhiều nước trong thời gian ngắn và quá trình trao đổi chất linh hoạt để giúp chúng hạ nhiệt.

Cáo Rüppell

Cáo Rüppell
Cáo Rüppell hay cáo cát, sống trên những bãi cát nóng của sa mạc Lut tại Iran, là một trong những địa điểm nóng nhất trên Trái Đất, nhiệt độ cao nhất ở đây có thể lên tới 70,7 độ C.
Loài động vật có vú này có khả năng tiết kiệm nước, nguồn nước của chúng chủ yếu từ việc ăn thịt con mồi. Để giữ mát cơ thể và tránh làm mất đi độ ẩm quý giá, chúng thường đi săn vào ban đêm.
Ngoài ra, cáo Rüppell còn có một số đặc điểm thích nghi khác để thích nghi với điều kiện khí hậu nắng nóng như tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể thấp để tiết kiệm năng lượng, cơ thể nhỏ giúp tản nhiệt tốt hơn, nước tiểu cô đặc làm giảm lượng nước tiêu thụ.

Chuột Greater Bilby

Chuột Greater Bilby
Chuột Greater Bilby hay chuột đất là loài thú có túi sống tại vùng có khí hậu khô hạn ở Queensland, Australia, nhiệt độ cao nhất từng đo được trong khu vực này là 69,4 độ C vào năm 2003.
Chuột greater bilby xây dựng và trú ẩn trong hệ thống hang động phức tạp có thể sâu 2m và dài 3m dưới mặt đất để tránh nhiệt độ quá cao.