Hiện nay, các viên đạn chủ yếu được bọc bằng đồng, một số ít được mạ chì. Nguyên nhân khiến các nhà sản xuất chọn đồng là do họ đã tìm ra cách để nguyên liệu này mở rộng, xoay và làm những việc khó chịu khác một khi bắn trúng mục tiêu.
Trong khi đó, chì đủ cứng để gây sát thương lớn nhưng lại dễ biến dạng khi gặp nhiệt độ cao nên khi khai hỏa viên đạn sẽ mở rộng lớn hơn tới 3 lần. Điều này khiến viên đạn dễ bị cản trở và làm chệch hướng nhắm đến mục tiêu.
Việc chọn chất liệu để làm vỏ đạn liên quan tới cách thức kim loại phản ứng dưới áp lực, khả năng trở lại độ cứng ban đầu, chống ăn mòn tự nhiên…
Một vỏ bọc đạn đạt tiêu chuẩn phải đáp ứng được 2 yêu cầu gồm đủ mạnh để chịu được áp lực của việc bắn đồng thời phải có đủ độ đàn hồi để trở về hình dạng ban đầu sau khi áp lực của việc bắn khiến nó bị biến dạng nhẹ.
Để đáp ứng tiêu chuẩn trên, vật liệu làm vỏ đạn cần phải có đặc tính dễ dàng uốn nắn thành hình dạng chính xác trong quá trình sản xuất để khi nạp vào súng viên đạn vừa khít trong hộp đạn.
Trong số các kim loại, đồng thau (hợp kim của đồng và kẽm) đủ cứng nhưng vẫn chưa đạt tới mức có thể tạo ra tia lửa khi chạm vào các bề mặt cứng. Đây là một yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn khi nạp và ấn viên đạn vào súng. Đồng thời, đồng còn có khả năng chống ăn mòn tự nhiên, giúp vỏ đạn có thể bảo quản được trong một thời gian dài (đến vài thập kỷ).
Sự kết hợp các đặc tính trên của đồng thau khiến các nhà sản xuất chọn nó là nguyên liệu để làm vỏ đạn.
Tuy nhiên, so với các kim loại khác có thể được làm vỏ đạn thì đồng có giá thành cao hơn hẳn.