Thống kê thực phẩm bẩn cho thấy trong 10 tháng đầu năm 2018 có hơn 2000 người trên cả nước bị ngộ độc thực phẩm con số đáng báo động về tình trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm đang diễn ra trên cả nước gây những hậu quả khó lường trước được.
1.Thống kê thực phẩm bẩn – Thực trạng và những con số biết nói
Thực phẩm bẩn là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh ung thư, chiếm tỷ lệ 35% trong số các nguyên nhân Bàn về thực phẩm trong thời đại hiện nay.
Thực trạng thực phẩm bẩn gây ung thư
Thực phẩm bẩn “tẩm” hóa chất độc hại xuất hiện trong từng bữa cơm từ miếng thịt, rau củ cho đến gói gia vị nhỏ mà người dân đang dùng hàng ngày,… gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe mà chúng ta không thể ngờ tới.
Thực phẩm bẩn tẩm hoá chất trong từng bữa ăn
Trước mắt, sử dụng thực phẩm bẩn có thể gây ra các triệu chứng ngay tức thì như tiêu chảy, rối loạn đường ruột, nghiêm trọng hơn nữa là ngộ độc thực phẩm, nhiều trường hợp gây ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Mối hiểm hoạ từ thực phẩm bẩn
Về lâu dài, các chất hóa học, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng,… trong thực phẩm bẩn sẽ từ từ ngấm vào tế bào, cơ thể sau đó tích tụ lại, gây các bệnh mãn tính và có khả năng bùng phát bất cứ lúc nào.
2. Những con số báo động về tình trạng thực phẩm bẩn
Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng cao nhất trên thế giới, chiếm tới 35%.
Trong quý I năm 2016, cả nước có 969 người bị ngộ độc thực phẩm trong đó 669 người nhập viện, 2 người tử vong. Riêng trong tháng 6-2018, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 284 người mắc, 190 người phải nằm viện và 1 trường hợp tử vong.
Các nạn nhân của ngộ độc thực phẩm đang được cấp cứu
Số ca bị ngộ độc thực phẩm hàng năm trong khoảng 250 – 500, 7.000 – 10.000 người nhập viện và 100 – 200 người tử vong.
Mỗi năm, Việt Nam dành 0,22% GDP chi trả cho 6 căn bệnh ung thư mà nguyên nhân chính là do thực phẩm bẩn.
Cán bộ lấy mẫu kiểm tra thực phẩm
Cụ thể, theo số liệu thống kê trên cả nước, tính đến hết tháng 10/2018, cả nước đã xảy ra 91 vụ ngộ độc thực phẩm (giảm 40 vụ so với cùng kỳ 2017), khiến hơn 2.010 người ngộ độc (năm 2017 là 2.583 ca, giảm 24%), trong đó có 15 trường hợp tử vong do ngộ độc rượu, nấm độc… Về công tác kiểm tra, xử phạt, cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra, xử phạt 99 công ty, đơn vị vi phạm về ATTP với tổng số tiền lên đến gần 6 tỷ đồng. Ngoài ra, thu hồi hàng trăm giấy phép đặc biệt liên quan đến quảng cáo các sản phẩm thực phẩm.
3. Đi tìm giải pháp cho người tiêu dùng giữa “biển” thực phẩm bẩn
Để phòng tránh thực phẩm bẩn, mỗi người hãy là người tiêu dùng thông minh và có ý thức trong việc chọn dùng thực phẩm sạch, an toàn; đừng vì ham rẻ mà chọn những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đừng vì ham rẻ mà chọn những thực phẩm không rõ ràng
Hãy tạo ra thực phẩm sạch bằng cách tự trồng hoặc chọn mua thực phẩm có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận và kiểm định rõ ràng.
Chọn nơi cung cấp, uy tín, được nhiều người tin tưởng.
Nhà sản xuất công khai nhãn mác, quy trình từ sản xuất đến đóng gói sản phẩm sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thường xuyên tìm hiểu về kiến thức tiêu dùng sạch, sản xuất sạch để có thể áp dụng khi mua thực phẩm cho gia đình mình.
Bộ Y tế tiếp tục tăng cường thanh tra, hậu kiểm từ trung ương đến địa phương theo định kỳ, sự kiện, chủ đề hoặc đột xuất, bảo đảm tính đồng bộ và hiệu quả; đồng thời, tăng cường giám sát chủ động, cảnh báo nhanh, phân tích nguy cơ và kiểm soát phòng, chống ngộ độc thực phẩm.
Thống kê thực phẩm bẩn trên thị trường cho thấy rõ những con số đáng báo động, năm nào cũng thế, nhiều năm qua tình trạng thực phẩm bẩn vẫn liên tiếp tiếp diễn, các cơ quan đã đưa ra nhiều giải pháp nhưng có lẽ cần những giải pháp hữu hiệu mạnh hơn nữa.