Tượng Phật Bà Quan Âm ngày nay được điêu khắc dưới nhiều hình dạng khác nhau như: mẫu tượng gỗ Quan Âm bồ tát với Rồng, gậy như ý, bình cam lộ,…Mỗi hình dáng Phật đều mang nét đẹp độc đáo và ý nghĩa riêng nhưng chung quy lại là đem đến sự tích cực cho gia chủ.
Người Việt có niềm tin tín ngưỡng vào tượng Phật Bà Quan Âm
Điều độc đáo và thú vị vốn có trong đời sống tâm linh người Việt đó là: Ngoại trừ những người theo tôn giáo khác, còn lại người theo đạo Phật hoặc không theo tôn giáo nào thì luôn tôn thờ tượng Phật Bà Quan Âm, dù chỉ là tâm niệm hoặc hiện hữu bằng các tượng thờ từ chùa đến gia đình. Vậy từ đâu có nét đẹp tín ngưỡng dân gian này?
Có rất nhiều sự tích về Phật Bà Quan Âm nhưng phổ biến tại tại Việt Nam là sự tích Quan Âm Thị Kính. Chuyện kể rằng: Ngài đã đầu thai và tu hành 9 kiếp đến kiếp thứ 10 thì được làm một cô con gái trong gia đình họ Mãng ở nước Cao Ly (bán đảo Triều Tiên ngày nay), và được đặt tên là Thị Kính.
Thời con gái, Thị Kính là cô gái tài sắc nết na lại hiếu thảo hết lòng, sau này đến tuổi cập kê nàng được gả cho Thiện Sĩ – con trai gia đình họ Sùng và từ đó trở thành nàng dâu luôn giữ phẩm hạnh, tôn kính phụng dưỡng bố mẹ chồng. Một hôm, khi thấy Thiện Sĩ ngủ say sau khi đọc sách lại có sợi râu trên cằm nên nàng sẵn tiện cầm con dao nhíp đang may vá dở tính cắt đứt sợi râu này thì Thiện Sĩ giật mình thức giấc. Thấy hành động của vợ, chàng ta la lên và cho rằng Thị Kính đang định giết mình.
Sau khi sự việc xảy ra, dù đã giải thích hết lời nhưng gia đình nhà chồng vẫn không tin nàng nên bắt Thiện Sĩ phải bỏ vợ và Thị Kính phải trở về nhà cha mẹ mình. Nàng quyết định trốn nhà đến chùa xin đi tu, xuất gia bằng con đường cải trang thành một người nam giới, lấy pháp danh là Kính Tâm.
Chính nhờ tướng mạo đẹp đẽ vốn có mà Kính Tâm được rất nhiều nhiều tín nữ ngưỡng mộ, trong đó có Thị Mầu – con của một trưởng giả giàu có. Sau này, Thị Mầu lại có thai với người đầy tớ nhưng khai rằng Kính Tâm là cha của thai nhi khiến Nàng bị oan ức phải tu ở ngoài cổng chùa để chùa không bị mang tiếng.
Sau này, đứa trẻ năm ấy được Thị Mầu sinh ra là con trai và mang đến chùa gửi Kính Tâm nuôi dưỡng. Vì tính thương người nên Kính Tâm nhận đứa trẻ vào nuôi dưỡng 3 tuổi thì thì Kính Tâm bị bệnh nặng. Trước khi chết, Nàng dặn dò đứa trẻ đưa thư cho sư cụ của chùa và ông bà họ Mãng đọc để rõ sự tình và biết Kinh Tâm là gái giả trai. Thị Mầu từ đó xấu hổ, đành phải tự tử còn Thiện Sĩ ăn năn, bèn đi tu, sau này biến thành một con chim. Sự tích Quan Âm này trong văn học Việt Nam có mặt qua bản truyện thơ Quán Âm Thị Kính.
Ngày nay, hình tượng Phật Bà Quan Âm luôn gắn liền với đứa trẻ chính là đứa con nuôi, con ruột của Thị Mầu được Ngài đem về Nam Hải, để làm người hầu. Do đó, tượng Phật Bà cũng được họa phổ biến dưới hai dạng thức:
– Tượng Phật Bà đứng, tay trái cầm bình cam lồ, tay phải cầm cành dương liễu.
– Tượng Đức Phật Bà đội mũ ni xanh hoặc đen, ngồi trên tòa sen hoặc thạch bàn, bên tay mặt có một con chim mỏ ngậm xâu chuỗi bồ đề, dưới có đứa trẻ bận khôi giáp chắp tay hầu, chính là đứa trẻ con của Thị Mầu khi xưa như chúng tôi đã dẫn tích trên.
Tượng Phật Bà Quan Âm có ý nghĩa gì?
Theo quan niệm phong thuỷ, tượng Phật là một trong những bức tượng thiêng liêng có khả năng xua đuổi tà ma và đem lại bình an cho gia chủ. Trong đó, Phật Quan Âm và Phật Tổ là những vị Phật mang đến an lành, hoá giả nạn tai và mang đến bình an cho chúng sinh.
Ở Trung Hoa và Việt Nam, tượng Phật Quan Âm được thể hiện dưới hình dạng nữ nhân – hiện thân của trí tuệ, từ bi và sự giác ngộ cao tột (đặc biệt trong các nạn lửa, nước, quỷ dữ và đao kiếm). Người ta tin rằng, Phật Bà luôn đại từ đại bi luôn an ủi, nhắc nhở, khuyên răn, đem lại nguồn an vui cho tất cả chúng sinh. Ở đâu có tiếng than, có nỗi khổ, Phật Bà đều xuất hiện để cứu vớt.
Mỗi khi đứng trước bàn thờ Phật Bà, chúng ta có cơ hội tâm tịnh tâm rũ sạch mọi sân si, dục vọng lòng trần. Chiêm nghiệm về giá trị cao cả của sự yên tĩnh tâm hồn, của tinh thần hỷ xả, độ lượng…rồi phát tâm noi gương, cầu mong Đức Quan Âm gia hộ cho gia quyến được bình an và sớm đạt được sự an lạc trong cuộc sống.
Cũng như những mẫu tượng gỗ phong thủy đẹp khác, tượng Phật Bà Quan Âm bằng gỗ tượng trưng cho sự may mắn, vui vẻ, lạc quan và tấm lòng từ bi nhân hậu. Ngoài ra, các chuyên gia phong thủy còn cho rằng: Thờ tượng Phật Bà Quan Âm tại gia sẽ nhắc nhở con cái hiếu nghĩa với cha mẹ, duy trì đạo hiếu làm đầu. Từ đó, giúp các thành viên trong gia đình gặp may mắn trên đường công danh, sự nghiệp.
Ngày nay, tượng Quan Âm bằng gỗ được điêu khắc với nhiều hình dạng khác nhau, trong đó phổ biến nhất là các mẫu tượng gỗ Quan Âm bồ tát với Rồng, gậy như ý, bình cam lộ,…Mỗi mẫu tượng đều mang nét đẹp độc đáo và ý nghĩa riêng biệt nhưng chung quy lại, nếu chúng được trưng bày đúng cách sẽ mang đến tác dụng hóa giải nạn tai, mang đến bình an cho gia chủ.
Với những ý nghĩa trên, nhiều người không chỉ thờ cúng tượng gỗ Quan Âm mà còn xem đây là một quà tặng phong thủy mang ý nghĩa tâm linh tốt đẹp dành cho người thân và bạn bè.
Mua tượng Phật Bà Quan Âm ở đâu?
Thờ tượng Phật Bà Quan Âm giúp mang lại may mắn, bình an cho gia chủ, giúp gia chủ được chở che. Vì thế, khi mua tượng Phật Bà Quan Âm, quý khách hàng nên chọn mẫu tượng chất lượng, được chế tác với cái tâm của người thợ, tuyệt đối tránh xa các sản phẩm gỗ kém chất lượng, điêu khắc cẩu thả.
HomeAZ.vn giới thiệu tới gia chủ các mẫu tượng Phật Bà Quan Âm làm từ chất liệu gỗ cao cấp, được chế tác tinh xảo, tỉ mỉ, chi tiết đến từng đường nét dưới đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng nghề thủ công mỹ nghệ Vân Hà, Đông Anh, Hà Nội. Chiêm ngưỡng những bức tượng gỗ với đường nét hết sức tự nhiên, như vạt áo lướt nhẹ của Phật Bà cũng hết sức mềm mại, cho thấy cái tâm, sự tài hoa của các nghệ nhân đã thả hồn vào sản phẩm, gửi gắm lời chúc bình an, may mắn đến chủ nhân sở hữu.