Thế giới tồn tại những câu chuyện bí ẩn không thể giải thích, khiến con người luôn tự hỏi liệu những điều kỳ lạ này có phải sự thật hay không?

1. Câu chuyện về Kaspar Hauser

5 câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải tưởng chừng chỉ xuất hiện trong phim ảnh - Ảnh 1

Kaspar Hauser, người đàn ông bí ẩn ở Nuremberf. – Ảnh: alamy.com

Ngày 26/5/1828, cậu thiếu niên Hauser xuất hiện trên đường Nuremberg, Đức. Cậu mang theo một bức thư bên mình và ăn mặc như 1 đại úy của trung đoàn kỵ binh số 6. Hauser khẳng định rằng cậu ta đã có thời gian rất dài sống cô độc trong 1 chiếc xà lim nhỏ có kích thước chừng 2×1×1.5 m (nhỏ hơn cả kích thước 1 cái giường cho người ngủ) với cái nệm (được coi là giường) bằng rơm và 1 con ngựa gỗ đồ chơi làm bạn. Điều này phần nào giải thích cho việc Hauser không hề biết cách cư xử, cũng như anh ta thích ăn bánh mì và uống nước.

Mọi chuyện ngày càng kì lạ hơn khi chỉ trong vòng vài năm tiếp theo, Hauser bị ám sát ít nhất ba lần. Không ai trông thấy hung thủ, và Hauser được cho là ở một mình khi những vụ tấn công ấy xảy ra. Đến năm 1833, cậu ta cuối cùng đã chết trong một vụ tấn công bí hiểm như vậy.

Hàng loạt giả thuyết được đưa ra về việc anh ta là ai và chuyện gì đã thật sự xảy ra. Những giả thuyết này bao gồm từ việc anh ta là kẻ lừa đảo cho đến việc anh ta có vấn đề tinh thần và cảm xúc vì bị bạo hành lúc nhỏ. Một giả thuyết kì quặc hơn cho rằng đây là người có khả năng kế vị ngai vàng nhưng chưa hợp pháp và ai đó muốn diệt trừ anh ta… Dù sao đi nữa, chúng ta có lẽ chẳng bao giờ biết được sự thật là gì.

2. Người đàn ông đeo mặt nạ sắt

5 câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải tưởng chừng chỉ xuất hiện trong phim ảnh - Ảnh 2

Người đàn ông đeo mặt nạ sắt trong tác phẩm của Dumas. – Ảnh: Getty Images

Năm 1698, vua Louis XIV ra lệnh cho bá tước xứ Saint Mars về làm quản ngục Bastile ở Paris và ông đã mang theo người đàn ông mang mặt nạ sắt cho đến khi anh ta qua đời 5 năm sau đó. Cái chết của người đàn ông này quá đột ngột và được chôn cất với cái tên Marchiel. Giấy xác nhận về cái chết và tất cả những gì liên quan đến người này được cất giữ tại City Hall ở Paris cho tới khi tòa nhà này bị lửa phá hủy vào năm 1871.

Người dân Paris tin rằng người đàn ông mang mặt nạ sắt là anh em song sinh của vua Louis XIV. Anh ta bị bỏ tù vì nhà vua nhận thấy đó là một mối đe dọa cho ngai vàng của mình. Để không ai biết về danh tính của anh ta, nhà vua đã ra lệnh đeo mặt nạ che đi khuôn mặt thật của anh ta(?).

Tuy nhiên thực tế, từ các cuộc điều tra cẩn thận, tiến sĩ Broecking đã kết luận rằng người tù được đeo mặt nạ có thể là một người ý có tên Antonio Ercole Matthioli sinh ngày 1/12/1640 ở Bologna. Matthioli vốn là thư kí của công tước xứ Mantua (một tỉnh của ý). Ông ta được phong tước vị thượng nghị sĩ bởi là người thừa kế của công tước Ferdinand Charles IV. Matthioli trở thành kẻ có quyền lực, giàu có. Vì là kẻ thù của nước Pháp nên ông ta đã bị lính Pháp bắt đi và giam giữ ở Pinerolo để trả thù. Và để đảm bảo bí mật, người ta đành đeo mặt nạ cho người đàn ông này.

Song đó chỉ là những phân tích và chưa có chứng cứ cụ thể nên danh tính của người đàn ông trên vẫn chưa được giải đáp.

3. Vụ bắt cóc chấn động lịch sử

5 câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải tưởng chừng chỉ xuất hiện trong phim ảnh - Ảnh 3

Chân dung Charley Ross. – Ảnh: bustle.com

Charley Ross là nạn nhân của vụ bắt cóc đòi tiền chuộc xảy ra lần đầu tiên trong lịch sử. Vào ngày 1/7/1874, Charley (4 tuổi) khi đang chơi với anh trai Walter (5 tuổi) ở sân trước nhà tại Philadelphia (Mỹ) thì bắt gặp 2 người đàn ông lạ mặt. Bọn chúng dụ dỗ 2 cậu bé lên xe của mình với lời hứa sẽ mua cho kẹo và pháo hoa. Sau đó, 2 tên này để Walter lại tại một cửa hàng bán pháo hoa, còn Charley bị đưa đi mất.

Từ nhiều địa điểm khác nhau, chúng gửi mảnh giấy đòi số tiền chuộc là 20.000 USD tới nhà của Charley. Khi Walter được tìm thấy và trở về với gia đình, cậu bé không thể nhớ gì về những kẻ đã bắt cóc hai anh em. Hai kẻ bị tình nghi là Bill Mosher và Joe Douglas đã bị bắt chết trong một vụ trộm khác khiến nỗ lực tìm kiếm Charley càng trở nên khó khăn.

Gia đình Ross đã cầu cứu đến nhiều tổ chức cá nhân cũng như các cơ quan liên bang để tìm kiếm đứa con bị mất tích. Tuy nhiên, mặc dù nhiều nỗ lực tìm kiếm nhưng Charley vẫn bặt vô âm tín.

4. Những lá thư bí ấn ở Circleville

5 câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải tưởng chừng chỉ xuất hiện trong phim ảnh - Ảnh 4

Ảnh minh họa.

Đây thật sự là màn dọa dẫm kinh điển: có một thực thể kì bí nào đó dường như biết mọi điều về bạn. Điều này đã xảy ra ở Circleville, Ohio, và không ai biết về người đứng sau những lá thư bí mật bắt đầu xuất hiện vào năm 1976.

Một loạt những lá thư nặc danh bắt đầu bằng lá thư tố cáo một người phụ nữ tên Mary Gillispie đã có quan hệ với giám thị trường học. Chồng cô, Ron, cũng nhận được vài lá thư báo với anh về mối quan hệ này. Họ đã đi hỏi bạn bè và gia đình, các lá thư bỗng nhiên dừng lại… nhưng vẫn không tìm ra ai đã viết những lời buộc tội này.

Ngày 17/8/1977, Ron nhận được một cuộc điện thoại khiến anh nổi điên, mang theo súng và rời khỏi nhà. Anh ta đã chết trong ngày hôm đó. Ron đã tông vào một cái cây. Điều khó hiểu là, súng đã nổ. Không ai biết người nào đã gọi đến, họ đã nói gì với nhau hay điều gì gây ra cái chết của Ron.

Anh rể của Mary, Paul Freshour, cuối cùng bị bắt vì toàn bộ sự việc, nhưng bài kiểm tra chữ viết tay cũng như các bằng chứng khác không mang lại được kết luận. Dù vậy, Freshour vẫn bị tòa tuyên là có tội và bị kết án 10 năm tù giam. Cũng trong khoảng thời gian ở tù, hắn ta nhận được lá thư kì lạ gửi cho mình. Hắn xác nhận sự vô tội của mình cho đến khi chết vào năm 2012 – và vẫn không ai biết được toàn bộ sự thật về nơi xuất phát của những lá thư kia cũng như làm thế nào người viết thư biết nhiều bí mật đến vậy.

5. Cách nhau 157 năm, 2 vụ giết người trùng hợp đến từng chi tiết

5 câu chuyện bí ẩn chưa có lời giải tưởng chừng chỉ xuất hiện trong phim ảnh - Ảnh 5

Mary Ashford và Barbara Forrest. – Ảnh: birminghammail.co.uk 

Barbara Forrest (sinh năm 1954) và Mary Ashford (sinh năm 1797) đều là nạn nhân của những vụ giết người, cả hai chết cách nhau 157 năm nhưng người ta lại phát hiện ra có những sự trùng hợp kỳ lạ đến rùng rợn trong cái chết của 2 cô gái trẻ.

Cả Mary Ashford và Barbara Forrest đều bị sát hại vào thứ 2, ngày 27 tháng 5, tại công viên Pype Hayes, Erdington, một vùng ngoại ô tại Birmingham, Anh. Chỉ có điều thời điểm bị ám sát cách nhau đến 157 năm: Mary Ashford bị sát hại vào năm 1817 còn Barbara Forrest bị sát hại vào năm 1974.

2 cô gái đều bị sát hại khi vừa tròn 20 tuổi. Điều khiến người ta rùng mình hơn nữa là cả 2 thậm chí còn có cùng sinh nhật.

Mary và Barbara đều là người rất thích nhảy nhót, khiêu vũ. Và đó chính xác là hoạt động 2 người cùng làm vào tối trước ngày bị người ta phát hiện đã chết.

Cả 2 cô gái đều bị hãm hiếp trước khi chết. Cách thức mà kẻ thù ác dùng để sát hại 2 người là bóp cổ đến chết.

Nghi phạm của cả 2 vụ giết người đều có họ là Thornton. Kẻ bị nghi đã giết Mary có tên đầy đủ là Abraham Thornton. Hắn thừa nhận rằng mình đã có cuộc “mây mưa” với Mary vào tối ngày hôm đó, thế nhưng lại phủ nhận việc đã hiếp và giết cô. Nghi phạm trong vụ sát hại Barbara được xác nhận là Michael Ian Thornton, một đồng nghiệp làm cùng cô. Cảnh sát đã tìm thấy vết máu trên quần tên này. Hắn đã trình bày chứng cớ ngoại phạm của mình nhưng sau khi điều tra thì tòa án đã bác bỏ chứng cớ này.

Tuy nhiên, 2 nghi phạm sau đó đều thoát khỏi tội danh giết người do các chứng cứ để kết tội chưa đủ và còn quá mơ hồ. Gia đình của nạn nhân đều cố gắng xin mở các phiên tòa khác nhưng mãi mãi chẳng bao giờ đưa được kẻ ác ra ánh sáng.