Đại dịch coronavirus chủng mới đang diễn ra rất phức tạp đã buộc các nhà khoa học phải phát triển các phương pháp thử nghiệm mới để phát hiện các bệnh khác nhau trong giai đoạn đầu.

Tiến sĩ Sanjiv Gambhir từ Đại học Stanford cùng với các đồng nghiệp của mình đang phát triển một loại nhà vệ sinh thông minh được cho có thể phát hiện nhiều bệnh dựa trên việc thu thập, phân tích mẫu phân và nước tiểu từ bệnh nhân. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Biomedical Engineering.


Nhà vệ sinh này có thể phát hiện nhiều bệnh dựa trên việc thu thập, phân tích mẫu phân và nước tiểu từ bệnh nhân.

“Nghiên cứu về phương pháp này chúng tôi đã thực hiện trong 15 năm qua. Mặc dù khi đề cập đề phương pháp này, nhiều người thậm chí đã cười vì nó có vẻ là một ý tưởng thú vị nhưng cũng hơi kỳ quặc“, Gambhir giải thích.

Được trang bị máy ảnh và các cảm biến, chiếc bồn cầu thông minh này có thể phân tích chất thải để đánh giá tình trạng sức khỏe cũng như sử dụng “vân mông” để nhận diện người dùng.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford đã tạo ra chiếc bồn cầu có thể nhận diện người dùng qua “lỗ hậu” để theo dõi cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe.

Từ thế kỷ trước, họa sĩ Salvador Dalí đã phát hiện hậu môn người có khoảng 35-37 nếp nhăn với hình dạng khác nhau tương tự vân tay. Đó là ý tưởng để Park Seung-min, Giáo sư Đại học Stanford tạo ra chiếc bồn cầu đặc biệt này.

Theo The Verge, nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature và nhanh chóng thu hút sự chú ý.


Trong thời đại công nghệ bùng nổ, đến cả bồn cầu cũng phải thông minh. (Ảnh: James Strommer).

Sản phẩm được thiết kế dạng module nên có thể gắn lên bồn cầu thông thường trong nhà. Nó trang bị camera gắn với máy tính Raspberry Pi để chụp ảnh hậu môn người ngồi, sau đó phân tích “vân mông” để đảm bảo dữ liệu được liên kết chính xác với từng cá nhân.

Bồn cầu có thêm một camera để chụp ảnh chất thải của người ngồi, cảm biến chuyển động ghi lại dòng chảy nước tiểu, cảm biến y tế phân tích chất thải. Bên cạnh chụp ảnh “lỗ hậu”, bồn cầu cũng có cảm biến vân tay để nhận diện người dùng chính xác hơn.

Trong quá trình phát triển, các nhà nghiên cứu đã tạo ra thuật toán đo niệu động học (urodynamic), bao gồm thông tin về tốc độ dòng chảy nước tiểu, cường độ cũng như thời gian tiểu của mỗi người để so sánh giữa người khỏe mạnh và mắc bệnh.

Các cảm biến trong bồn cầu còn có thể phân tích lượng bạch cầu, mức protein trong nước tiểu để xem người ngồi có mắc bệnh liên quan tới bàng quan không.


Hệ thống camera và cảm biến trên chiếc bồn cầu thông minh. (Ảnh: Nature Biomedical Engineering).

Bồn cầu cũng có thể phân tích chất thải người dùng dựa trên thang phân Bristol (Bristol Stool Form Scale) chia phân người thành 7 loại. Kết hợp với thời gian thải, bồn cầu có thể xác định táo bón hoặc các bệnh liên quan đến tiêu hóa. Sau khi sử dụng xong, toàn bộ dữ liệu và hình ảnh được lưu lên máy chủ mã hóa để đảm bảo vấn đề riêng tư cho người dùng.