Tầm nguyên từ điển – Lê Văn Hòe
Tầm Nguyên nghĩa là mỗi chữ, mỗi điển tích, tác giả đều tìm đến tận gốc, lấy thi văn cổ mà dẫn chứng để độc giả hiểu một cách tường tận và thấu đáo hơn.
Học giả Lê Văn Hòe (1911-1968) bút danh Vân Hạc, là Nhà văn, Nhà nghiên cứu lịch sử, Nhà giáo. Sáu tuổi ông đã bắt đầu học Hán văn, chín tuổi học chữ Tây. Có thể nói, Lê Văn Hòe là một trong số rất ít tác gia Việt Nam viết và in sách rất sớm. Năm 16 tuổi, Lê Văn Hòe đã viết cuốn sách giáo khoa “Khai tâm luân lý”. Ông từng tham gia Ban Biên tập báo Đời mới, làm Chủ bút tờ Ngọ báo (sau đổi tên là Việt báo) và phụ trách phần nghiên cứu của tờ Trung Bắc chủ nhật. Từ năm 1941, Lê Văn Hòe mở Nhà Xuất bản Quốc học thư xã. Từ năm 1954, ông làm giáo viên giảng dạy văn học và lịch sử ở trường Albesaraut cho đến 1964, sau đó về trường cấp 2 Tam Hiệp, Thanh Trì dạy học tiếp. Ông mất ngày ngày 13 tháng 12 năm 1968 tại Hà Nội.
Cuốn Tầm Nguyên Từ điển của Lê Văn Hòe đã nhận được sự ủng hộ và ca ngợi của học giả Nguyễn Văn Ngọc – tác giả của Cổ học tinh hoa và học giả Trần Trọng Kim – tác giả của cuốn Việt Nam sử lược nổi tiếng.