Giáo dục con cái là cách đầu tư tốt nhất cho hạnh phúc của nửa sau cuộc đời!

Nguyên tắc giáo dục gia đình, chìa khóa là cha mẹ có thể kiên trì!

Đối với một đứa trẻ thì chỉ số cảm xúc quan trọng hơn chỉ số thông minh, và đạo đức quan trọng hơn so với năng lực. Nếu thật sự lo lắng quan tâm cho con, cha mẹ nên bồi dưỡng cho con cái hai từ, đó là: Kiên trì.

Làm cha mẹ có năm tầng thứ: 

Tầng thứ nhất: Sẵn sàng chi tiền cho con trẻ.

Tầng thứ hai: Sẵn sàng dành thời gian cho trẻ.

Tầng thứ ba: Cha mẹ bắt đầu suy nghĩ về các mục tiêu của giáo dục.

Tầng thứ tư: Cha mẹ cải thiện bản thân để giáo dục con cái.

Tầng thứ năm: Ủng hộ, khích lệ con trẻ hãy là chính mình, đồng thời làm gương cho con.

Ngoài việc sẵn sàng chi tiền cho con cái, bạn sẽ dành thời gian cho chúng chứ? Bạn có cảm thấy mất thời gian không?

Bạn có đặt ra những câu hỏi về mục đích của giáo dục, suy nghĩ về kế hoạch cuộc sống của con bạn? Bạn có thể đồng hành và nói chuyện với con bạn? Tư duy của bạn có ăn nhịp với tốc độ trưởng thành của con bạn hay không?

Chúng ta làm cha mẹ, phải chăng đều đang tràn đầy nhiệt huyết và mộng tưởng, là những bậc cha mẹ khoa học, cha mẹ lý trí, mà không phải lấy “cha mẹ yêu thương” làm danh nghĩa, đang cố ý hoặc vô ý làm tổn thương con cái và ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng?

Mười “con dao” trong giáo dục gia đình hiện đại, bạn đã vô tình sử dụng cái nào?

Con dao đầu tiên: Chăm sóc quá nhiều, khiến trẻ không biết trân trọng;

Con dao thứ hai: Nói quá nhiều, khiến trẻ phản kháng;

Con dao thứ ba: Can thiệp quá nhiều khiến trẻ thiếu tự chủ;

Con dao thứ tư: Kỳ vọng quá nhiều, khiến đứa trẻ khó chịu đựng;

Con dao thứ năm: Đổ lỗi quá nhiều, khiến trẻ mất động lực;

Con dao thứ sáu: Thay đổi quá nhiều chỗ ở, khiến đứa trẻ không biết gắn bó;

Con dao thứ bảy: Để ý quá nhiều, khiến đứa trẻ muốn giấu cha mẹ;

Con dao thứ tám: Hưởng thụ quá nhiều, khiến đứa trẻ không biết tiết kiệm.

Con dao thứ chín: Thỏa mãn quá nhiều, khiến đứa trẻ thiếu hạnh phúc;

Con dao thứ mười: Bao bọc quá nhiều, khiến đứa trẻ không thể trưởng thành.

Bạn nghĩ rằng càng cho con cái miễn phí nhiều bao nhiêu thì chúng sẽ quay lại đền đáp bạn bấy nhiêu? Không hẳn như thế! Chúng ta phải yêu thương con cái và để chúng cảm nhận được tình yêu ấy. Nhưng đừng để tình yêu quá tràn ngập, cũng không nên cái gì cũng phải nuông chiều nhân danh tình yêu.

Khi trẻ lớn hơn, cha mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách hơn. Nhưng cho dù thử thách có lớn đến đâu, quản giáo con cái luôn là việc của bạn. Bởi vì làm cha mẹ, chức vụ này không thể bị từ bỏ, cũng chẳng thể nghỉ hưu, con bạn dẫu trước 18 tuổi hay sau 18 tuổi, chúng vẫn tìm đến bạn để gây phiền nhiễu. Và chỉ số hạnh phúc cho nửa sau của cuộc đời của bạn, chính là sự phát triển của con bạn.

Đứa trẻ nhìn bóng dáng của cha mẹ mà lớn lên. Một gia đình hòa thuận là quan trọng hơn bất cứ điều gì.

Phụ huynh coi trọng giáo dục gia đình chính là trách nhiệm cho sự phát triển lành mạnh suốt đời của con. Đứa trẻ xuất thân từ gia đình, lớn lên trong gia đình, và nó sẽ xây dựng một gia đình cấp cao hơn trong tương lai.

Cha mẹ là cây đại thụ của con cái, là chỗ dựa vững chắc của con. Không có cha mẹ, không có nhà, hãy để không khí gia đình hòa thuận là môi trường tốt đẹp cho sự trưởng thành của con cái.

Nếu bạn ở tuổi trung niên, sự nghiệp cũng cần, gia đình cũng muốn. Và con trẻ chính là sự tiếp nối cuộc sống của chúng ta, cho dù chúng ta ở bên ngoài mạnh mẽ như thế nào, cuối cùng sẽ trở về với gia đình. Nuôi dưỡng và quan tâm đến sự trưởng thành của con, cũng có thể là một sự nghiệp.

Thêm một đứa trẻ thành công, thêm một gia đình thành tựu, chẳng phải là đang góp phần xây dựng một xã hội hài hòa?

Hòa An biên dịch
Theo aboluowang.com