Cờ úp là một trò chơi đánh cờ của Trung Hoa và là một biến thể của cờ Tướng. Cờ úp đã được phát triển ở nhiều nơi với nhiều người chơi tham gia, nhưng có rất ít trang thông tin chính thức Hướng dẫn về cách chơi của trò chơi này.
Cờ úp là gì?
Cờ úp( hay còn gọi là Mystery Chinese Chess) , như đã trình bày ở trên, là một môn cờ có biến thể từ Cờ tướng. Trong đó, tương tự như tên gọi, khi bắt đầu ván cờ, ngoại trừ quân Tướng, tất cả các quân cờ khác đều bị úp và xáo trộn, nhưng vẫn được sắp xếp theo đúng thế trận của bàn Cờ tướng.
Bàn cờ úp và các quân cờ
Bàn cờ úp
Cờ úp được trên chơi bàn cờ Tướng, là bàn cờ hình vuông chia thành 8 hàng dọc và 8 hàng ngang. Có “ Sông” ngăn cách hai bên bàn cờ và “ Cửa cung” hay “ Thành” ( phần gồm 4 ô nhỏ, được gạch chéo).
Các quân cờ
Quân cờ được chơi trên bàn cờ úp cũng được sử dụng các quân cờ của bàn Cờ Tướng. Tức là các quân Cờ hình tròn, trên có in các chữ Hán tự, biểu thị tên của quân cờ.
Có hai loại quân màu cho 2 bên là Quân Đen và Quân Đỏ. Trong đó mối bên có 16 quân, bao gồm:
Cách sắp xếp bàn cờ úp
Ngoại trừ quân Tướng được mở lên và đặt ở vị trí giữa hàng cuối cùng của mỗi bên bàn cờ. Tất cả 15 quân cờ còn lại của mỗi bên được úp xuống và sắp xếp ngẫu nhiên, bao gồm:
8 quân cờ chia làm mổi bên 4 quân, đặt ở hàng cuối cùng bên cạnh quân Tướng
2 quân cờ đặt ở hàng thứ 3, vị trí quân Pháo của bàn cờ Tướng
5 quân cờ được đặt ở hàng thứ, mỗi quân cách nhau 1 ô.
Trong cách chơi dân gian, nhiều người chơi không dùng cách úp quân Cờ xuống mà có thể sử dụng các loại nắp chai để chụp lên các quân cờ nhằm che chúng đi.
Cách chơi 1 ván Cờ úp
Để chơi được Cờ úp, trước tiên bạn cần phải hiểu cả cách chơi Cờ tướng để biết được luật chơi, cách di chuyển trong bàn cờ cũng như nước đi của từng quân cờ. Khi chơi Cờ úp, ngoài trí tuệ và tư duy chiến lược, bạn còn cần thêm một chút may mắn nữa. Chỉ một nước đi hay phán đoán sai lầm, bạn cũng có thể đẩy quân của mình vào thế bị động và gặp nhiều bất lợi.
Mục tiêu của ván Cờ úp
Cờ úp cũng coi quân Tướng là quân quan trọng nhất của bàn cờ. Bên nào có thể “ ăn” được quân cờ Tướng của đối thủ hoặc “ chiếu hết” quân Tướng, được coi là người chiến thắng.
Bắt đầu ván cờ
Mỗi bên người chơi nhận một bên quân ( màu Đỏ hoặc màu Đen). Người chơi sắp xếp bàn cờ ban đầu như hướng dẫn ở trên. Hai bên quyết định 1 cờ thủ đi trước.
Nước đi đầu tiên
Bên người chơi đi trước di chuyển 1 quân cờ. Nước đi đầu tiên này, các quân cờ đang úp phải di chuyển tuân thủ theo vị trí mà mà nó đang chiếm giữ.
Ví dụ: Quân cờ úp đang nằm ở vị trí bên cạnh Quân Tướng là vị trí vốn có của Quân Sĩ trên bàn cờ Tướng, do đó nước đầu tiên nó phải tuân theo các di chuyển của quân Sĩ.
Sau khi đi nước đi đầu tiên một quân Cờ úp
Quân đó sẽ được lật ngửa nên để xem thực tế quân đó là quân gì trong bộ cờ.Từ sau đó trở đi, quân này sẽ di chuyển theo đúng luật di chuyển của Cờ Tướng.
Cách di chuyển các quân cờ cờ bản
Về cơ bản các quân cờ ngửa có cách di chuyển như trong Cờ Tướng như sau:
– Tướng: di chuyển hoặc ăn quân theo chiều ngang hoặc dọc, mỗi lần di chuyển 1 ô vuông, nhưng không được ra ngoài phạm vi của “Cửu Cung” .Hai quân Tướng không được nhìn thấy mặt nhau (lộ mặt tướng) và bên nào bị ăn mất quân tướng thì bên đó bị thua.Tướng luôn ở trong phạm vi cung.”Cung” gồm 4 hình vuông nhỏ được gạch đường chéo. Chỉ được di chuyển trong phạm vi cung.
– Sĩ: Đi và ăn theo đường chéo từng ô một.
– Tượng: Đi theo đường chéo 2 ô của hình vuông 2×2. Nước đi của tượng sẽ không hợp lệ khi có một quân cờ nằm chặn giữa đường đi.
– Xe: Đi và ăn quân theo chiều ngang hay dọc trên bàn cờ bao nhiêu ô tùy ý, miễn là không có quân khác cản đường từ điểm đi đến điểm đến.
– Pháo: Giống như xe, pháo cũng có thể di chuyển ngang hoặc dọc không giới hạn số ô. Tuy nhiên, Pháo khi muốn ăn quân cờ của đối phương phải có một quân cờ ở giữa ( được coi như ngòi Pháo).
– Mã: Đi hoặc ăn quân theo hình chữ L. Nếu có vật cản bên cạnh cản đường đi thì mã không thể di chuyển được nước đi đó.
– Tốt: Đi một ô mỗi nước. Khi ở địa phận của mình tốt chỉ có thể đi thẳng, nhưng khi đã vượt qua sông thì tốt có thể đi ngang hoặc dọc.
Ngoại lệ trong di chuyển quân Cờ Úp
Khác với Cờ Tướng, Cờ úp có một số ngoại lệ trong việc di chuyển các quân cờ như sau:
– Quân Sĩ không bị giới hạn trong cấm cung mà có thể đi khắp bàn cờ theo luật đi chéo của nó.
– Quân Tượng không bị giới hạn bên phần “sân nhà” mà có thể đi sang lãnh thổ đối phương.
Các thuật ngữ và các quy định khác
Trong Cờ úp, bạn cũng cần nắm bắt một số thuật ngữ cơ bản trong quá trình chơi nhứ
Ăn quân: Khi quân cờ di chuyển đến 1 vị trí mà ở đó đang bị chiếm giữ bởi quân đối phương. Quân cờ của đối phương bị “ăn” và bị lấy ra khỏi bàn cờ.
Chiếu tướng: Thuật ngữ này rất quen thuộc với các môn cờ, là khi bất kỳ nước đi nào làm cho Tướng của đối phương bị ăn ở nước tiếp theo. Lúc này để tránh bị thua, thì bên đối phương cần di chuyển quân Tướng hoặc cho một quân cờ khác ra che chắn.
Chiếu bí: Nếu một bên chiếu (bắt Tướng) và đối phương không còn một nước đi hợp lệ nào để tránh bị chiếu thì nước đi này gọi là nước Chiếu bí.
Kết thúc trận đấu
Giống như cờ tướng, hai bên thay phiên nhau di chuyển quân theo luật. Ván cờ úp kết thúc khi có người bị chiếu bí hay hết nước đi, hay cả hai đấu thủ đồng ý huề. Ván cờ cúng có thể kết thúc theo như luật cao cấp hay luật xử hòa.
Là một biến thể của Cờ tướng, Cờ úp đòi hỏi người chơi phải tập trung cao độ và thậm chí còn cần phải có tư duy chiến lược cao hơn Cờ tướng. Nếu bạn đã hiểu rõ Cờ tướng và cảm thấy các đối thủ xung quanh không còn thú vị như ban đầu, hãy tìm đến Cờ úp