Finger Trick được hiểu là thủ thuật liên quan đến cách bạn di chuyển các ngón tay của mình mỗi khi xoay Rubik. Để thực hiện các thuật toán nhanh nhất có thể, bạn cần thực hiện các thao tác tay nhanh chóng và không lãng phí thời gian. Vì vậy, việc biết nhiều các Finger Tricks giúp bạn xoay Rubik được trơn tru hơn rất nhiều.

Chuẩn bị trước khi tập Finger Tricks

Để tập Finger Trick thật chuẩn xác, trước tiên bạn nên dùng những Cube có độ cắt góc kém như YJ Guanlong, Shengshou Legend, Rubik chợ,… hoặc xiết chặt ốc để hạn chế khả năng cắt góc.

Bởi vì với những người mới chơi, các bạn thường rất hay xoay quá. Ví dụ với động tác U bạn chỉ cần xoay 45 độ nhưng lại hay xoay quá lên 50-60 độ. Do đó, để hạn chế tình trạng này, hãy hạn chế khả năng cắt góc của Cube,  đồng thời cố gắng xoay thật vừa vặn, không hơn không kém.

Thực tế có rất nhiều Finger Trick khác nhau trên thế giới, tùy thuộc vào thói quen của các Cuber, nhưng ở phần dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn một số Finger Trick thường được sử dụng nhất.

Finger Trick cơ bản

Finger Trick cơ bản nhất đó là các bước xoay U/ U’, R/R’, L/L’ và kết hợp của các bước xoay này.

Với U và U’

Đây được coi là động tác dễ học nhất, vì vậy hãy tập động tác này trước tiên nhé.

Cầm Rubik sao cho 2 ngón trỏ không chạm vào Rubik. Các ngón tay còn lại cầm vào hai lớp dưới, chỉ chạm mặt F và B, không chạm vào lớp U.

U: sử dụng ngón trỏ tay phải để xoay.

U’: sử dụng ngón trỏ tay trái để xoay

Trường hợp bạn đang sử dụng một Cuber không tốt lắm, thì sử dụng thêm ngón cái của tay phải, đặt nó ở viên trung tâm mặt U để cố định nó giúp việc xoay dễ dàng hơn.

Với R và R’

Cầm Rubik sao cho tay phải chỉ cầm lớp R. Tay trái cầm 2 lớp còn lại. Tuy nhiên cách đặt vị trí các ngón tay phải như sau:

R: Đặt ngón cái tay phải đặt ở mặt dưới D, 3 ngón còn lại ( ngoại trừ ngón út) cầm ở mặt trên U. Xoay cổ tay phải theo chiều kim đồng hồ để thực hiện R.

R’: Đặt ngón cái tay phải ở mặt trước  F, 3 ngón còn lại ( ngoại trừ ngón út) cầm ở mặt sau B. Xoay cổ tay phải theo chiều kim ngược đồng hồ để thực hiện R’.

Đối với L và L’

Để thực hiện động tác xoay L, làm tương tự như R nhưng ngược lại. Cầm Rubik sao cho tay trái chỉ cầm lớp R. Tay phải cầm 2 lớp còn lại. Cách đặt vị trí các ngón tay trái như sau:

L: Đặt ngón cái tay trái đặt ở mặt dưới D, 3 ngón còn lại ( ngoại trừ ngón út) cầm ở mặt trên U. Xoay cổ tay phải theo chiều kim đồng hồ để thực hiện L.

L’: Đặt ngón cái tay trái ở mặt trước  F, 3 ngón còn lại ( ngoại trừ ngón út) cầm ở mặt sau B. Xoay cổ tay phải theo chiều kim ngược đồng hồ để thực hiện L’.

Sau khi tập luyện thành thạo cách cách xoay U/ U’, R/R’, L/L’ chúng ta sẽ tiến hành kết hợp chúng lại với nhau. Dưới đây là các công thức khá hay sử dụng. Ở đây chúng ta sẽ kết hợp các finger trick lại để nối liền mạch công thức giúp quá trình xoay bị ngắt quãng.

Với R U R’

Cách cầm là đặt ngón trỏ lên trên tại viên góc URF và ngón cái ở dưới góc DRF sau đó ta xoay R khi đấy ngón trỏ sẽ nằm ở vị trí thuận lợi để ta sử dụng U còn ngón cái cũng có vị trí tương tự để ta xài R’.

Với R U’ R’

Cách cầm tương tự RUR’, nhưng ngón trỏ không chạm vào mặt trên U. Sau khi đẩy R lập tức dùng ngón trỏ tay trái để gẩy U’.

Với R’ U R

Cách cầm là : ngón cái tay phải đặt ở mặt trên U, 3 ngón tiếp theo đặt ở mặt dưới D.

Với R’ U’ R

Cách cầm tương tự R’ U R nhưng xoay U’ bằng ngón trỏ trái.

Thực hiện các động tác kết hợp khác

Ngoài RUR’, bạn tiếp tục tập luyện thuần thục cảm cụm công thức khác kết hợp giữa U/U’, R/R’, L/L’… trước khi tới với các Finger Trick nâng cao hơn.

Finger Trick nâng cao

Đối với F và F’

Cầm Rubik sao cho:

D: Tay trái: ngón cái nằm ở viên trung tâm của mặt trước F, ngón trỏ đặt ở mặt trên U, ngón út đặt ở mặt dưới D và 2 ngón còn lại giữ ở mặt sau B. Tay phải:  ngón trỏ nên đặt ở mặt U, đặt ngón giữa và ngón áp út ở mặt sau B. Dùng ngón tay cái của tay phải để xoay F.

D’: đặt tay ngược lại so với D. Dùng ngón tai cái của tay trái để xoay F’.

Đối với B và B’

Không có cách nào dễ dàng để thực hiện động tác xoay B, hầu hết các Cuber thường lật khối Rubik sao cho mặt B trở thành U (động tác này gọi là x ’), rồi thực hiện phép xoay U rồi lại quay đưa khối Rubik về ban đầu bằng cách xoay x.

Rất may là bạn sẽ hiếm khi gặp B trong các công thức có sẵn.

Đối với B’ thì thực hiện ngược lại: dùng x để lật B thành D, rồi dùng phép quay D, và đưa Rubik về ban đầu bằng phép quay x’.

Đối với D và D’

Động tác này tương đối khó và sẽ mất nhiều thời gian để thành thạo.

Cầm Rubik sao cho 2 ngón út không chạm vào Rubik. Các ngón tay còn lại cầm vào hai trên, chỉ chạm mặt F và B, không chạm vào lớp D.

D: dùng ngón áp út trái để xoay.

D’: dùng ngón áp út phải để xoay.

Finger trick cao cấp

Có một số Finger Trick đối với cách xoay 180 độ của này như sau:

Đối với U2 

Cách 1: Sử dụng ngón trỏ để xoay lần 1, sau đó dùng ngón giữa để xoay lần 2.

Cách 2: Dùng ngón trỏ với lực lớn để trong cùng 1 lần xoay xoay được 2 U. Nhưng cách này đòi hỏi việc rèn luyện khá lâu.

 

Đối với D2

Cũng có có 2 cách tương tự như U2 : hoặc sử dụng lực xoay lớn để xoay 2 lượt 1 lúc. Hoặc dùng hai ngón tay: ngón út lần 1 và áp út lần 2.

 

Đối với xoay M

Bước xoay M sẽ không gặp trong các bước xoay cơ bản nhưng lại là bước xoay quan trọng trong các công thức nâng cao. Finger Trick M là động tác gây tranh cãi nhất bởi các Cuber. Lý do là độ dài ngón tay mỗi người lại khác nhau trong khi M là layer cách xa các đầu ngón tay nhất. Do đó, cách xoay M kiểu này có thể hợp với bạn nhưng cách kia thì lại không. Cách đặt ngón tay cơ bản là:

Tay trái: ngón cái đặt ở lớp F nhưng ko chạm vào M. Ngón trỏ đặt ở mặt U, các ngón còn lại đặt ở mặt F.

Tay phải: ngón cái đặt ở mặt F nhưng không chạm vào M. Ngón trỏ đặt ở mặt B. Đặt ngón giữa tay phải ở mặt dưới D tại mặt M và thực hiện phép xoay M.Trên đây là Finger Trick tiêu chuẩn, tuy nhiên tùy vào thói quen, tình huống và bản thân các ngón tay của bạn để bạn có thể cầm và thực hiện các động tác của mình sao cho hợp lí nhất.