Tất cả những người quản lý hay chủ salon đều phải đối mặt với nhiều thách thức khi tuyển dụng thợ nail mới cho tiệm. Làm sao để giúp các thợ nail mới vào nghề bắt kịp với văn hóa kinh doanh của salon cũng như ứng dụng những điều đã học vào công việc thực tế là những kinh nghiệm sẽ chia sẻ trong bài viết này!

Việc tìm được thợ mới lấp vào chỗ trống đã đủ vất vả rồi nhưng công việc chỉ thật sự khó khăn khi bạn nhận một thợ nail có tính cách khá ổn vào làm nhưng lại hoàn toàn không có chút kinh nghiệm nào. Bạn sẽ đầu tư đào tạo cho người này hay để họ tự dành thời gian học hỏi và tham gia các khóa thực hành để mau “cứng” tay nghề?

Đây thật sự là một câu hỏi khó và các chủ salon khác nhau lại có những cách giải quyết khác nhau. Trong phần mở đầu này, chúng ta hãy cùng học hỏi kinh nghiệm của hai chủ salon Brenna Massa và Tutu Bently về cách họ đào tạo các “newbie” như thế nào để có thể nhanh chóng hòa nhập vào công việc kinh doanh của salon:

The Nest Nail Spa (Lakewood, Colo.)

THU NHẬP CỦA NGHỀ NAIL TẠI VIỆT NAM LÀ BAO NHIÊU? (CẬP NHẬT 2021) WORLD NAIL  SCHOOL

Chủ tiệm Brenna Massa lúc nào cũng bận rộn với việc chào đón khách hàng, sắp xếp chỗ ngồi cho họ và giữ cho toàn bộ hệ thống phía sau được ổn thỏa với tổng cộng 12 người thợ nail của mình. Spa của cô ấy cung cấp một menu giới hạn với các dịch vụ chăm sóc móng chân và tay, để khách chọn lựa sơn truyền thống, sơn gel hay sơn bền màu.

Mỗi người mới khi vào salon sẽ trải qua thời gian đào tạo toàn diện, về các chính sách của salon, cách chào hỏi khách hàng, cách xử lý với các vấn đề khác nhau của khách và nơi lưu trữ các sản phẩm làm móng.

Về chuyện đào tạo kỹ năng làm móng, Massa thường giao cho hai quản lý của mình. Thợ mới sẽ thử thực hành trước mặt quản lý và sẽ được nhận các đánh giá, phản hồi cần thiết để có thể phù hợp với các tiêu chuẩn của salon. Nhờ vậy mà các thợ mới sẽ tập trung vào các kỹ năng còn yếu và tự cải thiện bản thân để ngày một tiến bộ hơn.

Ở tiệm The Nest, chủ salon không quan trọng chuyện các thợ nail có kinh nghiệm hay không. Họ tuyển người nếu cảm thấy tính cách phù hợp bởi vì theo họ, kỹ năng thì có thể được bồi đắp nhưng chính tính cách cá nhân mới tạo nên những trải nghiệm chân thật nhất của khách hàng về salon.

Massa sẽ để các thợ nail mới hỗ trợ cho các thợ nail có kinh nghiệm khác trong salon, giúp họ tự học hỏi những kỹ thuật làm móng, kỹ năng giao tiếp cần thiết… Đến khi thật sự tự tin thì họ có thể đề nghị quản lý đánh giá lại và chuyển lên vị trí thợ nail chính thức. Massa ước tính khoảng thời gian này cũng không dài, tối đa là khoảng 2 tháng.

Tutu Bently-owned salons (St. Petersburg, Fla.)

Tutu Bently đã đào tạo hơn 50 thợ nail với tư cách là chủ của ba salon ở St. Petersburg, Florida. Cô đã nhận ra một “chân lý” chung cho việc tuyển người mới, đó là ai cũng cần sự giúp đỡ khi vừa mới ra trường. Chủ salon không nên kỳ vọng những người mới tốt nghiệp sẽ làm tốt ngay từ đầu mà nên kiên nhẫn và dành sự quan tâm cho họ nhiều hơn.

Bently chia sẻ: “Việc đầu tiên mà tôi làm khi thuê một thợ nail chưa có kinh nghiệm là để họ làm ‘manicure’. Có một điều chắc chắn là những người mới ra trường rất cần học thêm về kỹ năng sơn móng và chúng ta nên bắt đầu từ những điều đơn giản đó.”

Bently sẽ dạy cho người mới từng kỹ năng cơ bản như cách giữ lọ sơn móng như thế nào hay cách “cap” sơn khi đến rìa móng. Tiếp theo là cách tạo hình và cắt móng. Bently hài hước nói “Tôi sẽ chỉ cho họ cách dùng kiềm và cắt da biểu bì thế nào cho đúng rồi phát cho mỗi người một quả chanh để thực hành xem như là bài tập về nhà. Phương pháp này khá hiệu quả, họ càng làm nhiều thì tay càng quen với dụng cụ hơn.”

Các thợ nail mới có thể thực hành làm móng tay và móng chân cho nhân viên trong tiệm, gia đình hay bạn bè cho đến khi họ nắm vững các kỹ năng cơ bản. Càng chăm chỉ và tích lũy kinh nghiệm càng nhiều thì càng sớm trở thành thợ chính thức và kiếm được nhiều tiền hơn. Một khi đã thành thạo làm “mani/pedi” thì Bently sẽ để thợ mới làm cho khách cũng như chuyển sang đào tạo các kỹ năng cao cấp hơn như đắp móng gel hay móng acrylic. Dù là kỹ thuật nào đi nữa thì quy tắc vẫn không thay đổi, Bently sẽ hướng dẫn trước cho thợ – để họ thực hành và theo dõi, góp ý những điểm cần cải thiện – chỉ đến khi Bently cảm thấy hài lòng thì thợ nail mới làm cho khách thật.

Lời khuyên của cô dành cho các chủ salon đang muốn đào tạo thợ mới là: Hãy nhớ rằng không có ai là hoàn hảo cả. Bạn đừng e ngại việc phải đầu tư vào thợ mới bởi vì điều này không chỉ thể hiện rằng bạn đánh giá cao họ mà còn góp phần cải thiện hình ảnh của salon một cách toàn diện.

Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về kinh nghiệm đào tạo thợ nail mới với các phương pháp khác nhau nhưng vẫn rất hiệu quả và mang đến những người thợ nail đầy tiềm năng cho salon!

Việc tìm được thợ mới lấp vào chỗ trống đã đủ vất vả rồi nhưng công việc chỉ thật sự khó khăn khi bạn nhận một thợ nail có tính cách khá ổn vào làm nhưng lại hoàn toàn không có chút kinh nghiệm nào. Bạn sẽ đầu tư đào tạo cho người này hay để họ tự dành thời gian học hỏi và tham gia các khóa thực hành để mau “cứng” tay nghề?

Ở phần 1, chúng ta đã tham khảo kinh nghiệm của hai chủ salon Brenna Massa và Tutu Bently về cách họ đào tạo các “newbie” như thế nào để có thể nhanh chóng hòa nhập vào công việc kinh doanh của salon thông qua việc đào tạo từng bước. Để thợ mới quan sát và thực hành từng kỹ năng làm móng đến khi được chủ tiệm/người quản lý hài lòng thì mới áp dụng chính thức kỹ thuật đó cho khách. Tuy nhiên, ở hai salon “All The Glitters” và “Snip SpaSalon” thì có phong cách đào tạo khác biệt hơn:

All The Glitters (Palm Harbor, Fla.)

Heather Goodwin – chủ salon cho biết, cô sẽ đào tạo các thợ mới bằng việc tạo cho họ một môi trường thuận lợi để phát triển nhiều kỹ năng khác nhau. Đầu tiên, người mới sẽ được làm việc ở quầy lễ tân để họ học cách bán thẻ quà tặng, trả lời điện thoại và sắp xếp lịch hẹn.

Phương châm của Goodwin là xây dựng sự tự tin cho thợ nail từ những điều cơ bản nhất. Tuy nhiên, công việc đào tạo không phải lúc nào cũng dễ dàng. “Có rất nhiều thợ nail chỉ mới tốt nghiệp nên còn khá trẻ, và bạn biết đó thanh niên độ tuổi này thường xem mình là khác biệt và tài năng nên đôi khi không chịu lắng nghe hay chấp nhận sai lầm của mình.”

Những thợ nail mới vào nghề không chỉ có học viên trẻ mới lấy bằng mà còn có nhiều phụ nữ trung niên quyết định chuyển sang nghề nail, vì vậy Goodwin muốn xây dựng một nền tảng vững chắc cho thợ bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản nhất như sơn móng cũng phải thật hoàn hảo! Không chỉ học kỹ thuật mà thợ mới còn phải làm theo một trình tự từng bước một để có sự thống nhất với các thợ khác trong salon.

Thời gian đào tạo của các thợ nail mới ở đây có thể kéo dài từ 30 ngày cho đến 12 tháng tùy trường hợp. Trong khoảng thời gian này, chủ tiệm sẽ dành thời gian trò chuyện để hiểu rõ về mục tiêu nghề nghiệp cũng như những dự định tương lai của họ. Giúp họ hình dung được những khó khăn mà họ phải đối mặt để có thể “build” khách thành công.

Snip SpaSalon (Bloomington, Minn.)

Các thợ mới ở Snip SpaSalon sẽ tham gia khóa đào tạo kéo dài 22 tuần trước khi bắt đầu làm việc chính thức. Thời gian này gần bằng với thời gian để lấy bằng “master” về nail thông thường nhưng theo Jill Wilson – chủ salon thì thời gian này là hoàn toàn xứng đáng để đào tạo một thợ nail giỏi cũng như đảm bảo sự thành công cho salon.

Wilson cho biết: “Có nhiều giáo viên ở trường dạy nghề không có đam mê cũng như kiến thức thực tế về nghề nail nên đôi khi các bằng cấp, chứng nhận mà thợ nail mới có được từ đó không tương xứng với thực lực lắm!”

Trong 5 tuần đầu tiên, người mới sẽ tìm hiểu sơ bộ về hoạt động của salon như cách chào đón khách, cách sử dụng các phần mềm ở quầy lễ tân để họ có thể đặt lịch, xếp các dịch vụ bổ sung (additional service), hiểu về các dòng sản phẩm bán lẻ… 8 tuần tiếp theo sẽ học về làm móng tay và móng chân. Các thợ nail mới sẽ mời bạn bè hay người thân đến salon để thực hành các kỹ thuật đã được học với một “trainer” trực tiếp hướng dẫn và đánh giá.

Bên cạnh việc đào tạo về kỹ thuật, thợ mới cũng học hỏi cách kinh doanh ở salon như các kiến thức về sản phẩm, cách “build” khách, cách giới thiệu các dịch vụ bổ sung và các sản phẩm bán lẻ. Thợ nail sẽ thấy không phải lúc nào khách cũng vui vẻ, dễ tính mua hàng nên phải học cách xử lý những tình huống đó. Trong 9 tuần cuối cùng, khóa đào tạo sẽ tập trung vào việc thực hành các loại móng giả.

Không phải ai cũng hoàn thành toàn bộ khóa đào tạo vì sau mỗi giai đoạn họ sẽ phải vượt qua các bài thi viết, thực hành để tiếp tục học. Những người hoàn thành khóa đào tạo là những người có khả năng “build” khách cũng như có đóng góp cho toàn nhóm. Nhiều người nghĩ việc đào tạo này quá mất thời gian và tốn kém cho chủ salon nhưng Wilson thì nghĩ nó xứng đáng. Những thợ nail còn “trụ” lại được thường làm việc khá lâu vì họ biết mình được mọi người giúp đỡ và thu nhập cũng rất hấp dẫn. Wilson nói: “Thợ nail – người đã trải qua khóa đào tạo đầu tiên của tôi đã kiếm được 3800 USD trong tháng đầu và những tháng sau đó thì gần 4800 USD mỗi tháng…”

Hy vọng với các kinh nghiệm đào tạo thợ nail mới ở các salon nổi tiếng, các chủ tiệm nail sẽ tìm ra phương pháp đào tạo hiệu quả nhất để có được những người thợ tài năng góp phần vào sự thành công chung của toàn salon!

Thepronails