Mẹ biết là con sẽ chịu thiệt thòi rất nhiều nhưng mẹ sẽ đảm nhiệm vai trò làm bố!

Em sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, bố mẹ không sống với nhau từ khi em học lớp 5. Một đứa trẻ con như em thì làm sao có thể hiểu chuyện và cảm thông cho hôn nhân đổ vỡ của bố mẹ đây? Đó là một điều hoàn toàn không thể xảy ra, từ lúc biết bố mẹ ly hôn, ngày nào đi học em cũng bị bạn bè trêu. Vì tính chất công việc bận rộn, nên hôm nào cũng tăng ca để cuối tuần có thời gian ở bên cạnh em. Một tuần làm việc mệt mỏi là thế nhưng không có thứ 7 chủ nhật nào mà mẹ không đưa em đi chơi.

Mẹ luôn an ủi em rằng: “Không phải bố con không quan tâm con mà ông ấy đang quan tâm con theo cách khác” thế nên lúc nào em cũng vui vẻ. Cho đến khi em vô tình nghe lén được cuộc trò chuyện của bố mẹ, bố em nói rất to và dõng dạc trong điện thoại: “Con mày đẻ! Mày tự nuôi chứ tao không có trách nhiệm.” Nghe đến đây em đã không kịp ngăn dòng nước mắt đang tuôn trào từ khóe mắt mà khóc to. Mẹ nghe em khóc đã vội vàng cúp máy và chạy đến ôm em. Cứ như thế hai mẹ con ôm nhau khóc, mẹ nhẹ nhàng thơm lên má em và nói: “Mẹ biết là con sẽ chịu thiệt thòi rất nhiều nhưng mẹ sẽ đảm nhiệm vai trò làm bố!”

Gia Đình, Ly Dị, Tách, Trước, Trẻ Em, Cha, Mẹ, Con Gái

Lúc đi học, vì không muốn chứng kiến cảnh các bạn khác được bố mẹ yêu thương đưa đón về nhà, nên lúc nào khi chuông reo hết giờ vang lên, em cũng chạy thật nhanh về nhà. Những lúc bạn bè khoe rằng được bố mẹ đưa đi chơi thì em chỉ im lặng ôm nỗi tủi thân mà không hề lên tiếng. Em không tủi thân vì không có bố, em chỉ buồn bởi mẹ đã vì em mà phải chịu rất nhiều khó khăn.

Có nhiều lúc em chỉ muốn mình chưa từng tồn tại, để em không phải chịu đựng những điều tồi tệ như thế này nữa và mẹ cũng sẽ không khổ vì một mình gồng gánh nuôi em. Quá nhiều lần phải hứng chịu lời trêu đùa không thiện ý, những lời nói ra nói vào của hàng xóm, của họ hàng khiến em thương mẹ nhiều hơn.

Theo thời gian, những vết thương ấy cùng em lớn lên. Em nhận ra rằng cách lựa chọn tốt nhất để đối diện với việc bố mẹ ly hôn chính là chấp nhận nó. Để cuộc hôn nhân đi đến tan vỡ thì đó không phải là một câu chuyện nhỏ nhặt. Không thể nói hàn gắn là dễ dàng được. Hiện tại, em không trách bố nữa vì bố là người mang em đến thế giới này, có bố thì mới có em của ngày hôm nay.

Hôn nhân tan vỡ của bố mẹ sẽ tác động rất nhiều đến những đứa trẻ, nếu đã đủ tuổi để nhận thức và cảm thông cho điều đó thì mọi chuyện sẽ không nghiêm trọng. Nhưng nếu các em còn quá nhỏ chưa thể chấp nhận được việc bố mẹ ly hôn thì nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các em. Có rất nhiều trẻ sau khi bố mẹ ly hôn, đã bị cuốn vào những vòng xoáy sai lầm, tội lỗi. Các em vì thiếu tình yêu thương từ bố mẹ mà kết thân cùng bạn bè xấu và rơi vào những tệ nạn xã hội.

Việc bố mẹ tìm hạnh phúc mới sau khi hôn nhân tan vỡ không có gì sai, vì ai cũng có nhu cầu về hạnh phúc. Nhưng hãy lựa chọn thời điểm thích hợp và cư xử một cách hợp lý để các em – những đứa trẻ chưa thể phân định đúng sai có thể thích ứng được và không phản ứng theo chiều hướng tiêu cực.
Cho dù cuộc hôn nhân có đi đến kết thúc tồi tệ như thế nào thì xin bố mẹ hãy suy nghĩ cho con cái mà cư xử theo cách nhân văn nhất!