Cách đây gần hai trăm năm, quyển Dictionnaire Géographique Universel (Từ điển Địa lý Thế giới) (1) ghi như sau:

La langue an-namitique dérive du chinois; cependant la prononciation en a tellement été dénaturée, que les Chinois et les An-namitains ne s’entendent pas. La langue de l’An-nam septentrional est douce et très-propre à l’éloquence; celle de l’An-nam méridional en diffère peu. On évalue à 8o,ooo le nombre de caractères de cette langue. Les savans étudient le chinois.

Xin tạm dịch:

Tiếng An-nam phái sinh từ tiếng Tàu; tuy nhiên cách phát âm đã biến thái quá nhiều đến độ người Tàu và người An nam không hiểu nhau. Ngôn ngữ An-nam phương bắc nghe nhẹ nhàng và rất thích hợp cho sự hùng biện; ngôn ngữ phía nam có khác một ít. Người ta ước chừng có 80.000 nét chữ của ngôn ngữ này. Những người thông thái học chữ Tàu.

Hàng đầu từ trái: Nguyễn Đình Thi – Kim Lân – Nguyên Hồng – Nam Cao. Hàng sau từ trái: Nguyễn Đỗ Cung – Học Phi – Nguyễn Xuân Sanh – Chế Lan Viên – Hoàng Trung Thông -Nguyễn Huy Tưởng – Tô Hoài.

Nhận xét nông cạn này của tác giả đã vô tình hạ thấp giá trị văn hóa của người Việt Nam. Có lẽ từ nhận xét này, các học giả Tây Phương và ngay cả Việt Nam đã sai lầm cho rằng tiếng Việt chỉ là một trong những tiếng địa phương của Tàu.

Người Việt cũng từ đó mang mặc cảm tự ti tiếng Việt vay mượn  gần như hoàn toàn tiếng Tàu.

Gần đây, Trung Cộng vẫn tiếp tục xem Việt Nam là một nước chư hầu và đã sỉ nhục người Việt Nam trên tờ Hoàn Cầu (Global Times) khi Dương Khiết Trì sang Việt Nam vào tháng 6/2014 bằng những lời lẽ như sau: ‘Nói chuyện với Việt Nam, Trung Quốc “thúc giục ‘đứa con hoang đàng hãy trở về nhà’.(2) Họ tiếp tục tuyên truyền dối trá cho rằng Việt Nam là một phần đất của họ, dân tộc Việt Nam là hậu duệ của dân Tàu.

Người Việt nói tiếng gì khi người Tàu chưa đô hộ?

Hiển nhiên, tiếng Việt Nam cũng như tiếng Tàu là một ngôn ngữ đơn âm (monosyllabique). Và cách phát âm tùy thuộc vào ngữ điệu (intonation) của giọng nói.

Sự kiện người Pháp xâm chiếm nước Việt Nam vào năm 1887, và biến nước Việt Nam thành thuộc địa là một cơ may để Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc về chữ viết, vay mượn từ chữ Tàu, dùng chữ Nôm để phát âm tiếng Việt.

Các cố đạo người Bồ Đào Nha (Portugal) và người Pháp, trong nỗ lực truyền bá Ki tô giáo, đã la-tinh hóa tiếng Việt. Và không ngờ họ đã đóng góp trong việc tạo thành chữ viết mà ngày nay chúng ta gọi là chữ Quốc Ngữ.

Đây là một hiện tượng ngôn ngữ lạ lùng xảy ra trên đất nước Việt Nam và hình như không thấy xảy ra trong các ngôn ngữ nào trên thế giới. Đó là sự hiện hữu song song của hai ngôn ngữ phát xuất từ hai sắc tộc khá khác biệt nhau nảy sinh ra một thần kỳ ngôn ngữ hoàn toàn trái ngược nhau: tiếng Tàu viết và tiếng Việt nói, ngôn ngữ triều đình và ngôn ngữ dân gian.

Vào thời chuyển tiếp, những người có trình độ, muốn chứng tỏ học thức thường đệm vào trong lời nói của mình, trong trao đổi hàng ngày nhiều danh từ gọi là Hán. Vì vậy thay vì nói “loài người” hoặc “giữ miệng”, họ nói là “nhân loại” và “thận ngôn”.

Có một điều chắc chắn là phần lớn các từ ngữ cấu thành tiếng Việt, được người dân bình thường dùng để nói, thuộc vào một loại ngôn ngữ khác hoàn toàn với tiếng Tàu. Và tiếng nói này trải qua từ 4 đến 5000 năm không thay đổi bao nhiêu so với tiếng nói hiện nay. Chính vì vậy ông Henri Frey, một vị tướng trong quânđội thuộc địa Pháp, đã phải bỏ công viết đến ba quyển sách để ca tụng và xem tiếng Việt như là Mẹ các Ngữ (Annamite, mère des Langues). (3)

Nhà thơ Hàn Mặc Tử

Có thể nói rằng tiếng Tàu đóng một vai trò trong tiếng Việt rất giống với vai trò của tiếng La-tinh đối với các ngôn ngữ của các dân tộc có gốc La-tinh, như tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Portugal hoặc tiếng Espagnol. Ví dụ người ta dùng chữ quyền của Tàu hay quờn của ViệtNam, chữ hạ với chữ hè.

Chứng tích lịch sử

Theo ông Abel des Michels (4), tiếng Tàu cung cấp 3 chữ trên 10 chữ tiếng Việt. Ông cho biết ở trang 70 của quyển: Hàn Lâm Thiểu Vi Thông Giám (翰林少微通鑑  – biên niên sử do Hàn Lâm Tàu xuất bản), chúng ta đọc được những hàng sau đây: ‘Triều đại Thành Vương, nhóm Việt thường, ở trung tâm Giao Chỉ, đã phải cậy nhờ đến nhiều thông ngôn để triều cống. Đường xa, họ tự nhủ, núi non hiểm trở, những dòngnước sâu cản trở, sợ rằng, nếu họ trông cậy vào phương tiện riêng của họ, vị đại sứ của chúng ta sẽ không đến đích được. Vì vậy họ đã cho đi theo ba người thông ngôn và ông đến hội kiến đại vương. Nhưng Châu công (chú của vua) nói với họ rằng: “Nếu họ không được phép làm, người hiền không thể cống hiến lễ vật, nếu ông không có giấy ủy nhiệm chínhthức, người hiền không thể hoàn tất sứ mạng”Những người thông ngôn chuyển đạt lại câu trả lời dưới đây: “Chúng tôi đã nhận ủy nhiệm của các bậc hiền sĩ của nước chúng tôi. Người ta dịch chữ “hiền sĩ” từ cụm từ “hoàng cấu” 黃狗, theo lời chú giải trong niên giám nói ở đây, đồng nghĩa với “ông già”: Hoàng cấu lão nhơn chi xứng dã 黃狗老人之稱稱.

Cách chỉ định này, được ghi nhiều nơi trong cuốn Kinh Thi (Livre des vers), có nghĩa rõ rệt: “Khuôn mặt, do vì quá già, đã trở thành vàng và lấm tấm bùn”.

Đấy là các đại sứ, cách đây hơn 1100 năm trước Công Nguyên, để được người Tàu hiểu, phải cần đến một số lượng thông ngôn khác thường! Như vậy là rõ ràng dân tộc này chẳng hề nói tiếng Tàu cách đây 3000 năm và những lời họ nói vào thời kỳ đó không khác nhiều những lời họ nói ngày hôm nay.

Nhà thơ Nguyễn Bính

Chứng cứ văn phạm

Một trong những dấu hiệu rõ rệt nhất về liên hệ huyết thống nối kết các ngôn ngữ, đó là sự hiện hữu của cấu trúc văn phạm. Nếu tiếng Việt phát xuất từ tiếng Tàu, người ta phải nhận xét trong ngôn ngữ cùng một dáng điệu, và các danh từ cấu tạo nên nó phải được tập hợp một cách tương tự. Ở đây có một sự kiện trái ngược. Văn phạm hoàn toàn trái ngược nhau trong hai ngôn ngữ đến độ có thể đoan quyết rằng việc thành lập hai chữ ghép lại trong tiếng Việt bằng cách hoán đổi vị trí chữ Tàu đồng nghĩa.

Chúng ta có ví dụ:

1- Gọi tên thành phố, tiếng Tàu: 北京市 (Bắc Kinh thành), tiếng Việt Nam: Thành Sài Gòn (la ville de Saigon).

2- 人書 (Nhân thư – De l’homme le livre) sách của người; trái lại tiếng Việt: cuốn sách người (le livre de l’homme)

3- 好人 (Hảo nhân), tiếng Việt tĩnh từ đặt đằng sau chủ từ: “người tốt” (l’homme bon)

Và rất nhiều danh từ Việt không có trong tiếng Tàu.

Văn hóa truyền khẩu Việt Nam qua ca dao, tục ngữ, thơ văn

Vẫn theo ông Abel des Michels, ngoài các bài viết, các tác phẩm văn xuôi, thơ vãn của dân Việt phải nói là vô số không thể kể hết và bao gồm rất nhiều thể loại. Nói chung, đây là những bài thơ rất dài. Trong những truyện thơ như Lục Vân Tiên, Kim Vân Kiều, Thạch Sanh Lý Thông đều gói ghém những nguyên tắc đạo đức vừa dạy dỗ vừa châm biếm.

Việc giáo dục con cái và nhất là con gái hình như chiếm hàng đầu. Ông Abel có đến 5 quyển sách bàn đến đề tài loại này trong đó thơ văn Việt Nam có tính chất sáng tạo và tinh tế đáng chú ý. Ví dụ như “Huấn Nữ Ca” ( 訓女歌) của Đặng Huy Trứ (5)

Hoặc “Thơ mẹ dạy con” (Conseils d’un mère à sa fille), “Thơ dạy làm dâu” (Poème pour apprendre aux belles – filles leurs devoirs).

Tất cả các thể loại này đều được viết theo lối gieo vận lục bát. Ngoài ra còn có những tác phẩm như “Nữ tắc diễn ca” (女則演歌- Principe des femmes) và “Gia Huấn Ca” (家訓歌) (Thể song thất lục bát)

Nguyễn Công Trứ có tác phẩm “Hàn Nho Phong Vị Phú” (6), một loại thơ tự do tiên phong.

Có những bài thơ tả cảnh thú vị như “Cổ Gia định phong cảnh vịnh” (估嘉定風景咏) do Petrus Trương Vĩnh Ký diễn từ chữ Nôm ra chữ Quốc ngữ (7)

Tât cả những những tác phẩm liệt kê dưới đây đều viết bằng chữ nôm theo thể văn vần:

– “Kim Gia định phong cảnh vịnh”.

– Văn Võ Nhị Đế Cứu Kiếp Ca.

– Trương Lương tùng Xích Tòng Tử du phú (1881) do Trương Vĩnh Ký ghi lại.

– Đại Nam Quốc sử Diễn ca (大南國史演歌) là một tác phẩm văn vần bằng chữ Nôm do Lê Ngô Cát sáng tác vào khoảng triều Tự Đức thời nhà Nguyễn. Một lối viết sử bằngthơ, có một không hai của Việt Nam.

– Còn có loại thơ triết lý trào phúng như “Bạch Thử” (Chuột Trắng), một loại truyện bằng vần kể những hiểm nguy của con vật bé nhỏ này, thi sĩ sáng tác bài này châm biếm kẻ soán ngôi Hồ Quý Ly, bêu diễu những tập tục suy đồi của những ông chồng An Nam và lòng ghen tuông của các bà vợ chánh đối với các cô vợ bé mà các ông chồng cấp dưỡng.

– Có những bài thơ kể chuyện thần thoại như “Thạch Sanh Lý Thông Thơ” .

– Những bài thơ Thất ngôn Bát Cú Đường Luật (8 câu bảy chữ) của Nguyễn Khuyến và Bà Huyện Thanh Quan.

– Thất ngôn tứ tuyệt (七言四絶) là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. (8)

– Và bài thơ nổi tiếng Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt/ 1019-1105) (9)

Nguyễn Trãi là một trong những thi sĩ danh tiếng nhất của Việt Nam. Ông để lại cho hậu thế 254 bài thơ trong Quốc Âm Thi Tập. Vào năm 1987 áng văn chương này được dịch sang tiếng Pháp của nhà xuất bản “l’Édition du CNRS”, Paris dưới sự điều khiển của ông P. Schneider. Ông nổi tiếng nhờ tác phẩm Bình Ngô Ðại Cáo, một áng văn chương của Việt Nam.

Phải Nói – Bài Thơ Tình Ngọt Ngào Của Nhà Thơ Xuân Diệu

Nhưng những vần thơ nổi tiếng nhất vẫn là Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn do bà Ðoàn Thị Ðiểm và có thể là do ông Phan Huy Ích biên soạn và Kim Vân Kiều của Nguyễn Du (1765-1820). Hầu như mỗi một người Việt Nam đều thuộc ít nhất một câu thơ trong truyện Kiều. Áng văn này đã được dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh và nó đã trở thành một tác phẩm có giá trị văn chương quốc tế.

Ông Trần Cửu Chấn trong quyển Les grandes poétesses du Viet Nam (Imprimerie de l’Union Nguyen Van Cua, 57, Rue L.Mossard – Saigon, 1950) đã vinh danh bốn nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (段氏點, 1705-1749), Bà Huyện Thanh Quan (婆縣清觀, 1805–1848), Hồ Xuân Hương (, 1772–1822) và Sương Nguyệt Anh (孀月英, 1864-1921)

Bà Hồ Xuân Hương (胡春香, 1772–1822) là người đầu tiên trong văn học thế giới đề cập đến nữ quyền trong lúc toàn thể xã hội Á Đông tuân theo phong tục trọng nam khinh nữ của Khổng giáo. Bà đã tiên phong đấu tranh cho quyền phụ nữ Việt Nam và thế giới.

Bà Sương Nguyệt Anh (孀月英, 1864 – 1921) là người chủ bút tờ Nữ Giới Chung (tiếng chuông nữ giới), tờ báo phụ nữ đầu tiên của Việt Nam ra đời ngày 1 tháng 2 năm 1918. Sự kiện tờ báo đầu tiên dành cho phụ nữ xuất hiện và người chủ bút đầu tiên là nữ giới đã đưa tên tuổi Sương Nguyệt Anh vào lịch sử báo chí và văn học Việt Nam, bà đã trở thành tiếng chuông lớn về nữ quyền trong lòng một xã hội thuộc địa cách đây hàng thế kỷ.

Ông Abel des Michels viết rằng tất cả khối lượng văn chương trên chứng tỏ người Annamites không phải là loại man di như Tàu luôn gắn cho người Việt nhưng là một dân tộc đã có một nền văn hóa rất tiến bộ.

Tạm kết

Bấy lâu nay, nhiều học giả cho rằng tiếng Việt là phó sản của tiếng Tàu và người Việt mặc nhiên thừa nhận lập luận này rồi mang mặc cảm là tiếng Việt vay mượn hầu hết những từ ngữ của tiếng Tàu.

Chừng 60 năm đây không xa, vẫn còn có nhiều gia đình rầy la con cháu không được lấy những trang giấy ghi chữ Nôm đem dùng làm giấy vệ sinh, xem chữ Nôm, chữ Hán như là một loại chữ thiêng liêng phải kính trọng.

Cúng có một số trí thức Việt Nam trách móc các vị cố đạo đã sáng chế ra chữ Quốc ngữ và làm mai một chữ Nho. Nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, đâu có ai cấm cản các thế hệ sau này học chữ Hán và nghiên cứu chữ Nôm mà chúng ta phải lên án những nhóm phổ biến chữ Quốc Ngữ như Tự Lực Văn Đoàn là xóa bỏ linh tự.

Các cố đạo Portugal và Pháp muốn dùng tiếng Quốc Ngữ để có thể dễ dàng giảng dạy và truyền bá Thiên Chúa giáo. Họ đã khảo cứu, ghi chép lại một cách có hệ thống tiến trình hình thành và hoàn chỉnh chữ viết của người Việt và nhờ đó các học giả người Pháp đã bỏ công phiên dịch những áng văn thơ bất hủ của Việt Nam.

Đã đến lúc chúng ta phải vứt bỏ mặc cảm tự ti là tiếng Việt chúng ta lệ thuộc vào tiếng Hán. Chúng ta vay mượn chữ Hán chỉ có 30% mà thôi, trong suốt cả ngàn năm đô hộ.

Nghệ thuật ca vọng cổ miền Nam ngày nay đang từ từ chết dần cũng chỉ vì không được nâng đỡ và khuyến khích.

Ghi chú:

(1) Dictionnaire Géographique Universel. Tome 1, trang 516  tháng 10 năm 1823 Nhà xuất bản A.J.Killian, Rue Vivienne, no17, au premier.

(2)https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-media–vietnam-the-prodigal-son-to-return-home-06202014175314.html

(3) L’Annamite, mère des Langues – Communauté d’origine des races celtiques, sémitiques, soudanaises et de l’Indo-chine, librairie Hachette et Cie – 1892 ( Le colonel Frey de l’infanterie de marine)

– Annamites et Extrême-Occidentaux: Recherche sur l’origine des Langues – 1894 (Henri Frey)

– Les Egyptiens préhistoriques identifiés avec les Annamites, d’après les inscriptions hiéroglyphiques (1905) Général Henri Nicolas Frey

(4)  Mémoire sur les origines et le caractère de la langue annamite (Édition 1887) (https://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5821571k). Ông Abel Des Michels (1833-1910) là chuyên gia nghiên cứu phương Đông, ông là giáo sư dạy tiếng Việt (Cochinchinois) tại Sorbonne (1869), tiếng Việt tại Trường Ngôn Ngữ phương Đông (1871-1892). Ông tốt nghiệp bác sĩ y khoa (1857) và cử nhân luật (1865).(Source DataBNF)

Ông dịch sách tiếng Tàu và tiếng Việt sang tiếng Pháp, trong đó có Lục Vân Tiêncủa Nguyễn Đình Chiểu và Truyện Kiều của Nguyễn Du.

(5)https://www.thivien.net/%C4%90%E1%BA%B7ng-Huy-Tr%E1%BB%A9/Hu%E1%BA%A5n-n%E1%BB%AF-ca/group-GkQ5FlRKmLa1alvB1h7ugw

(6) https://www.thivien.net/Nguy%E1%BB%85n-C%C3%B4ng-Tr%E1%BB%A9/H%C3%A0n-nho-phong-v%E1%BB%8B-ph%C3%BA/poem-nFGzo1xmz01dBiDIimLNCg

(7) https://www.facebook.com/oldsaigon75/photos/pcb.1871904306191830/1871901046192156

(8) Miếng trầu (Hồ Xuân Hương)

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này
 của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi.”

Ông phỗng đá (Nguyễn Khuyến)

“Ông đứng làm chi đó hỡi ông?
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?
Non nước đầy vơi có biết không?”

(9) Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt/ 1019-1105) – Nguyên bản tiếng Hán:

南國山河



Phiên Bản âm Hán-Việt:

” Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

Dịch thơ:

Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.”