Hình ảnh và những tư liệu về giáo dục Miền Nam Việt Nam trước 1975 đang được chia sẻ trên các trang mạng. Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Mô hình giáo dục này trong những năm 1970 có khuynh hướng chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách đại chúng và thực tiễn.

Hệ thống giáo dục gồm tiểu học, trung học và ĐH, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.

Dưới đây là một số hình ảnh về chuyện học, chuyện dạy ở thời kỳ này:

Sách giáo khoa cho học sinh.

Triết lý giáo dục dựa trên 3 nguyên tắc “nhân bản”, “dân tộc” và “khai phóng”.

Mục tiêu giáo dục thời điểm này được xác định là: Phát triển toàn diện mỗi cá nhân; Phát triển tinh thần Quốc gia ở mỗi học sinh; Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.

Bậc tiểu học bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. Theo quy định, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập (bắt buộc).


Thẻ căn cước học sinh Trường Võ Trường Toản


Hệ thống giáo dục trung học gồm: trung học đệ nhất cấp.
Trong ảnh: Trường Trung học Cộng đồng Quận 8 năm 1972- 1973


Trường trung học Đệ nhị. Trong ảnh: Các nam sinh Trường Võ Trường Toàn


Hệ thống trường trung học còn có: Trung học tổng hợp, Trung học kĩ thuật

Trong ảnh: Trường Quốc-Gia Nông-Lâm-Mục B’Lao.


Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong các viện ĐH, trường ĐH, và học viện trong nước. Vì số chỗ trong một số trường có giới hạn nên học sinh phải dự kỳ thi tuyển có tính chọn lọc rất cao.


Viện đại học Đà Lạt.


Viện Pasteur Nha Trang.


Trường Kỹ Sư Công Nghệ, Trường Hàng Hải thuộc Trung tâm Quốc gia Kỹ Thuật.


Các giáo sư Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ đồng tấu: Trần Thanh Tâm (đờn kìm), Phan Văn Nghị (đờn cò), Trương Văn Đệ (đờn tam), Vũ Văn Hòa (sáo) và Nguyễn Vĩnh Bảo (đờn tranh)


Buổi học hình họa tại lớp dự bị của trường Quốc gia Mỹ thuật Sài Gòn đầu thập niên 60

Thời điểm này, một số sinh viên bậc ĐH được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư.

Giáo dục, miền Nam, trước 1975, cải cách, Bộ Giáo dục


Chương trình hai năm (còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc) nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp. Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học. Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.


Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sau đó, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng. Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của nhà mô phạm.


Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974, toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm. Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích hợp.


Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí đã ký hợp đồng với công ty IBM để điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230.

Ghi chú:

Ba nguyên tắc giáo dục căn bản “Dân tộc – Khai phóng – Nhân bản” đã được đưa vào Điều 11.1 Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa 1967: “Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản.

Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.

Nền giáo dục khai phóng chủ trương lấy tinh thần dân tộc làm gốc nhưng mở rộng tiếp nhận văn hóa văn minh nhân lọai. Sẵn sàng tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần hiện đại hóa quốc gia, làm cho xã hội tiến bộ để tiếp cận với văn minh thế giới.

Giáo dục nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.

Triết lý nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến. Mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về giáo dục.

Tinh thần khai phóng và nhân bản để đào tạo những con người biết suy nghĩ độc lập và có khả năng cần thiết để có thể tham gia vào sinh họat xã hội với tư cách là một con người tự do và tự lập.

Nó giúp cho học sinh biết rõ bản sắc dân tộc nhưng giải phóng họ thoát khỏi những trói buộc của tinh thần nô lệ do những định kiến, những suy nghĩ hay những phương cách giải quyết vấn đề có sẵn không còn phù hợp với hòan cảnh và thời đại.