1. Khi con mới chào đời

Trẻ con khi sinh ra để có phản xạ đó là tìm được vú mẹ và biết cách bú. Khi mẹ chạm vào má, môi, hay miệng của bé với ngón tay hoặc núm vú, bé sẽ quay mặt lại và há miệng ra tìm vú, khi tay mẹ di chuyển, miệng bé sẽ di động theo.Mẹ sẽ thấy bé tự động bắt đầu những cử động bú bằng miệng.

Trẻ mới sinh dù còn rất non nớt nhưng bản thân đứa trẻ đã có những bản năng sinh tồn tự nhiên và phản xạ cơ bản của cơ thể. Những bản năng này sẽ dần được hoàn thiện khi trẻ mỗi ngày một lớn lên, giúp đứa trẻ dần hình thành được những cách tự bảo vệ bản thân, đòi ăn khi bị đói vì vậy các mẹ có thể yên tâm và không nên lúc nào cũng lo lắng là con mình có đang bị đói hay không.

 

2. Khi con được 1 tháng tuổi

Khi bé 1 tháng tuổi đừng lo lắng nếu con không nhìn thẳng vào mắt các mẹ vì các con 1 tuần tuổi có xu hướng nhìn vào lông mày, đường viền tóc hay cử động môi của mẹ. Ngay khi bé quen với mẹ trong tháng đầu tiên, bé sẽ thích thú với việc trao đổi ánh mắt. Trẻ sơ sinh thích khuôn mặt người hơn là các hình dạng hay màu sắc khác. Tiếp theo những thứ bé quan tâm là vật thể sáng, chuyển động, tương phản cao hay đen trắng…

3. Khi bé 2 tháng tuổi

Khi bước sang sáng thứ 2, con đã có thể phát ra âm thanh trong miệng khi cười. Nhiều lúc con còn có thể tạo ra những âm thanh vui nhộn và phấn khích; đá chân và huơ tay liên tục

 

4. Khi bé 3 tháng tuổi

Lúc này, con yêu đã nhận diện được mặt mũi và mùi hương của mẹ. Và ở tháng tuổi này, con đã bắt đầu biết lẫy, lật người dưới sự trợ giúp từ bố mẹ

Và cũng chính thời gian này, bé bắt đầu cầm và mút ngón tay

 

5. Khi bé 4 tháng tuổi

Con của bạn đang trở thành một “công dân” nhỏ tuổi ở tháng thứ 4 và sẽ làm cha mẹ ngạc nhiên bằng những tính cách rất riêng của mình. Cha mẹ sẽ nhận ra bé có nét gì giông giống với tính cách của ai đó mà bạn rất quen, có thể là của chính mẹ hay là bố của bé, giống như là một bản sao bé nhỏ vậy. Nhưng cũng có khi bé lại có tính tình khác hẳn, không giống ai trong gia đình, đôi lúc khiến bạn không thể hiểu nổi.

Các mẹ đã có vài tháng để làm quen với em bé, và cũng đã biết cách chăm sóc bé thoải mái, vui vẻ hơn. Đây cũng là điều quan trọng nhất trong quãng thời gian làm mẹ, có thể đoán trước bé cần gì, và đáp ứng cho bé. Việc này đôi lúc dễ dàng, nhưng cũng có lúc bé thật khó chịu và các mẹ chẳng thể hiểu nổi bé muốn gì mà đáp ứng. Điều này vẫn thường xảy ra và bạn đừng để bị mất tự tin về khả năng làm mẹ tuyệt vời của mình nhé.

 

6. Khi bé 5 tháng tuổi

Khi con yêu 5 tháng tuổi là lúc con có thể ngồi thẳng trong thời gian dài. Con vẫn cần hỗ trợ nhưng con cũng có thể ngồi không cần hỗ trợ trong vài giây.

5 tháng tuổi có thể bắt đầu lật để nằm sấp. Khi bé lăn, cha mẹ có thể nhận thấy bé vận động chân và bập bênh. Chỉ vài tháng nữa là bé đã sẵn sàng bò và vận động nhanh! Nhưng hãy nhớ, khi bé chuẩn bị lật, không bao giờ bỏ bé trên giường hoặc bề mặt cao khác, vì bé có thể lật, té xuống và bị thương.

Khả năng nắm bắt của em bé đang mạnh mẽ hơn. Bé có thể kéo các đối tượng gần hơn, nhặt chúng lên trong lòng bàn tay của mình, sau đó chuyển từ tay này sang tay khác. Bé có thể giữ chai nhựa hoặc một cái ly nhỏ trong tay mình

 

7. Khi bé 6 tháng tuổi

Bé cưng đã biết chơi và rất thích thú với trò ú òa với người lớn. Giai đoạn này, bé có thể nhìn rõ được khắp phòng. Những khi bạn xuất hiện, bé sẽ giơ tay chào đón cha mẹ. Bé có thể uống được những hớp nhỏ nước và tự ngồi vững.

 

8. Khi bé 7 tháng tuổi

Trẻ 7 tháng tuổi cũng giỏi hơn trong việc giao tiếp không lời, chúng có thể thực hiện một loạt các biểu cảm khuôn mặt từ cười lớn đến cau mày. Bé cũng có thể hiểu được cảm giác của bạn thông qua ngữ điệu của giọng nói và qua nét mặt. Em bé giao tiếp bằng lời nói qua nhiều âm thanh khác nhau như tiếng cười, tiếng thổi nước bọt và bập bẹ các chuỗi phụ âm như “Da-da-da”.

Trí nhớ của trẻ 7 tháng tuổi đã phát triển đáng kể. Chỉ vài tháng trước, khi bạn giấu một vật thể hoặc dấu mặt đi trong trò chơi ú òa, bé nghĩ rằng chúng đã ra đi mãi mãi. Bây giờ, bé nhận ra người và các đối tượng còn tồn tại mãi mãi ngay cả khi họ không có mặt.

Em bé 7 tháng cũng có thể bắt đầu lo lắng, khóc và bám vào cha mẹ bất cứ khi nào bạn rời bé hoặc để bé lại với người giữ trẻ. Sự quen thuộc mang cho bé cảm giác thoải mái hơn, trẻ ở lứa tuổi này cũng bắt đầu lo lắng về người lạ.

 

9. Khi bé 8 tháng tuổi

Trẻ 8 tháng tuổi có nhiều khả năng mới. Trẻ có thể đủ mạnh để tay bám lấy chiếc ghế và tự đưa mình đứng lên. Trong một hoặc hai tháng tới, bé sẽ bắt đầu đi vòng quanh với sự hỗ trợ của đồ nội thất trong nhà.Hầu hết các bé trong độ tuổi này đang bắt đầu biết bò

Bé bắt đầu tìm hiểu làm thế nào để kết hợp kỹ năng vận động với giác quan. Trẻ ở tuổi này có thể phát hiện ra đồ chơi trong căn phòng, xác định chúng có muốn đồ chơi đó hay không, từ từ bò đến chỗ đồ chơi và nhặt nó lên. Các con cũng có thể thao tác đồ chơi tương đối dễ dàng, đập các khối với nhau, tung một quả bóng, hoặc lắp một loạt các ly có kích thước khác biệt vào nhau.

 

10. Khi bé 9 tháng tuổi

Bé đã có thể phát âm được những âm tiết đơn giản bằng cách bắt chước người lớn. Bé cũng có thể kéo lê mông hoặc trườn người nhiều hơn; vỗ tay; đứng vững trong vài giây mà không cần đỡ; bắt đầu thích trèo lên đồ vật và bậc thang. Đặc biệt là bé sẽ phản ứng lại khi có người gọi tên mình.

 

11. Khi bé 10 tháng tuổi

Ở giai đoạn này bé  trở nên năng động hơn vì đã học được cách sử dụng cơ thể và kiểm soát quá trình di chuyển. Đồng nghĩa với việc bé ít bị té bởi vì các kỹ năng đã được phối hợp khá nhuần nhuyễn.

12. Khi bé 11 tháng tuổi

Ở tháng thứ 11, bé thường tăng cân chậm nhưng lại phát triển nhiều về chiều cao. Khi bé vận động nhiều, các cơ bắp sẽ khoẻ mạnh hơn. Nhiều trường hợp bé lười ăn do mải chơi hoặc do hệ tiêu hóa không tốt. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến giảm cân ở bé.

Lúc này bé đã học được khá nhiều thứ và dần dần tự lập hơn nhưng bé vẫn luôn cần có mẹ bên cạnh hỗ trợ, chăm sóc.Ngoài ra, bé đã có thể đi được vài bước khá nhanh, tuy nhiên vẫn còn hay bị ngã do độ thăng bằng cơ thể vẫn chưa hoàn thiện lắm.

Khả năng điều khiển hành vi cũng đã tốt hơn những tháng trước khi bé biết cầm cốc uống nước, cầm thìa, xoay bàn tay để đưa thức ăn vào miệng mặc dù động tác còn hơi vụng về.

Khả năng vận động và trí nhớ của con cũng phát triển rõ rệt. Sự phát triển trí nhớ và những trải nghiệm ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động và hành vi của con. Một vài bé còn bò đi chỗ khác thật nhanh khi thấy bạn chuẩn bị tắm hoặc thay áo quần cho bé nữa đấy.

Tư duy ngôn ngữ của bé cũng đã tiến triển hơn nhiều. Ở tháng thứ 11, bé đã hiểu được những chỉ dẫn đơn. Nếu bạn nói “không”, và nét mặt biểu cảm sự không thích, bé sẽ ngoan ngoãn nghe lời và không làm nữa.

Tuy nhiên một vài trường hợp mặc dù vẫn hiểu nhưng bé vẫn phớt lờ những gì mẹ nói. Có thể do những điều bé chuẩn bị làm đây có sức lôi cuốn mạnh mẽ hơn sự cảnh báo của mẹ hoặc cũng có thể bé chỉ đang cố làm như vậy để đợi mẹ tới và ôm lấy bé vào lòng thôi.

 

13. Khi bé được 12 tháng tuổi

Một tuổi là mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Đây là quãng thời gian có thể khiến cha mẹ cảm thấy con mình đã lớn lên rất nhiều, một số mẹ còn cảm thấy hơi tủi thân một chút con yêu bây giờ bỗng dưng không muốn được mẹ ôm ấp, bế ẵm suốt ngày nữa mà chỉ lúc nào bé muốn mà thôi.

Sự tương tác tình cảm của bé cũng đã có nhiều tiến triển vượt trội. Bé đã bắt đầu biết xấu hổ, lo sợ khi gặp người lạ, khóc thét lên khi cha/mẹ không ở bên hay thói quen thích bắt chước người khác vẫn tiếp tục đến giai đoạn này như uống nước khi mẹ uống hoặc biết dùng lược để chải đầu.

Con không còn là một em bé luôn chờ đợi để được ẵm suốt trong vòng tay của bạn, bây giờ bé tự di chuyển và chỉ cần ôm ấp khi bé muốn thôi. Do đó bé cố gắng tự mình làm nhiều việc và đôc lập hơn trước.

Chúc cha mẹ luôn hạnh phúc bên con yêu mỗi ngày!